KTĐT - Theo thống kê của Bloomberg năm 2009, Việt Nam xếp thứ 12 trong tổng số 25 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Việt Nam tiếp tục chứng minh đây là một trong những quốc gia có sức thu hút đầu tư cao nhất thế giới.
Tốc độ tăng trưởng vượt trội giúp Việt Nam trở thành một trong 5 nền kinh tế có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất thế giới.
Với sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững và tỷ lệ lạm phát ổn định, trong vòng 5 năm qua GDP bình quân của Việt Nam đạt 6,9%.
Theo thống kê của Bloomberg năm 2009, Việt Nam xếp thứ 12 trong tổng số 25 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Việt Nam tiếp tục chứng minh đây là một trong những quốc gia có sức thu hút đầu tư cao nhất thế giới.
Hiệu suất vốn lưu động hàng năm của quốc gia này lên đến 18,2%, tương đương 42,5% tổng giá trị sản phẩm quốc nội. Trong đó, 67,2% là vốn quốc nội, nguồn vốn FDI lên đến 1470 USD, tăng 7 lần so với 5 năm trước. Tống số vốn thực tế thậm chí đã vượt mức 45 tỷ USD.
Đường lối phát triển đúng hướng và đồng bộ
Theo báo cáo quý II của Ngân hàng Phát triển Châu Á, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn hàng loạt các chính sách điều chỉnh và thúc đẩy tài chính, nhằm giảm thiểu những tác động xấu của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với kinh tế Việt Nam.
Cấu phần có tác động mạnh nhất là gói hỗ trợ lãi suất 4% và chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, sự điều chỉnh này giúp nhiều DN vay được vốn để phục hồi, duy trì sản xuất và giải quyết việc làm cho người lao động; tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện và khả năng trả nợ của khách hàng được duy trì. Về cơ bản gói kích thích kinh tế đã đạt được mục tiêu đề ra là ngăn chặn được đà suy giảm và góp phần phục hồi kinh tế.
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Úc tại Việt Nam cũng đồng quan điểm với Ngân hàng Phát triển Châu Á. Ông cho rằng Chính phủ Việt Nam đã can thiệp kịp thời, giảm thiểu sức ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và điều chỉnh hợp lý các chính sách tài chính, kìm chế lạm phát ở mức thích hợp. Tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam nhanh hơn các nước đang phát triển khác ở châu Á, Chính phủ nước này đã quản lý kinh tế trong giai đoạn suy thoái rất hiệu quả.
Theo dự báo của tạp chí nổi tiếng Economist Times, trong vòng vài năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển tích cực, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Người Việt Nam luôn tin tưởng ở sự lãnh đạo của Chính phủ sẽ giúp nước này đạt được những chỉ tiêu kinh tế đã đặt ra và mang lại cuộc sống ổn định cho người dân, đồng thời củng cố vị thế của Việt Nam tại Đông Nam Á và trên toàn thế giới.
Những thành tựu nổi bật
Trong vòng 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2001 - 2010), Việt Nam đã gặt hái được những thành quả rõ rệt và quan trọng. Mức tăng trưởng bình quân đạt 7,3%, Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Thu nhập bình quân của người Việt Nam năm 2010 đạt 1200 USD, tăng 2,3 lần so với 10 năm trước.
Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực duy trì mức thu nhập ổn định của người dân và bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được cải thiện. Đây cũng là một phần trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ 2001 đến 2010 của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, đã nêu rõ 6 nhiệm vụ phát triển an sinh và phúc lợi xã hội là: Phát triển kinh tế xã hội gắn với giải quyết việc làm; Hệ thống bảo hiểm; Xóa đói giảm nghèo bền vững; Chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội; Nhà nước giúp nâng cao phúc lợi xã hội và phát triển đa dạng hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản; Huy động sự tham gia của toàn xã hội để thực hiện tốt an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Việt Nam còn đặc biệt chú trọng công tác giáo dục đào tạo, phát triển khoa học kỹ thuật cũng như các lĩnh vực văn hóa xã hội, nhất là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái nhằm cải thiện môi trường sống cho người dân.
Cải cách giáo dục đã gặt hái được một số thành tựu nhất định. Giáo dục đào tạo gắn bó mật thiết với phát triển kinh tế xã hội. Dự toán mức đầu tư cho giáo dục đào tạo chiếm 20% tổng mức đầu tư phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Năm 2010, tỷ lệ việc làm tăng 40%, các hoạt động nghiên cứu, khoa học kỹ thuật ngày càng được coi trọng.