, tuy có mức lời hơn 70% nhưng nhiều doanh nghiệp cung cấp các gói bảo hiểm nông nghiệp vẫn kêu khó vì sản phẩm bảo hiểm chưa phù hợp, tổn thất cao, lợi nhuận thấp nên khó thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Thực tế trong các năm từ 2006 - 2010, doanh thu bảo hiểm nông nghiệp tăng gần 3,5 lần. Cụ thể, năm 2006 doanh thu từ bảo hiểm nông nghiệp là 737 triệu đồng, năm 2010 là 2,45 tỉ đồng, trong khi số tiền bồi thường bảo hiểm nông nghiệp chỉ tăng chưa đến 1,5 lần, từ 535 triệu đồng của năm 2006 và 719 triệu đồng cho năm 2010.
Trong 3 năm (2008 - 2010) doanh thu từ thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp tham giam bảo hiểm ở nước ta luôn cao hơn mức bồi thường. Số tiền bồi thường cho các hợp đồng bảo hiểm chỉ chiếm chưa đến 30% so với doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp mà các doanh nghiệp bảo hiểm đang triển khai.
Ông Phùng Ngọc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho rằng, mục đích của chương trình bảo hiểm nông nghiệp hiện nay mà các công ty bảo hiểm đang đưa ra là cố gắng bảo hiểm những rủi ro cho người nông dân. Tuy nhiên, những công ty bảo hiểm này cũng là doanh nghiệp nên họ phải tính toán những cách thức làm sao vừa có lợi cho người mua bảo hiểm (nông dân) và người bán bảo hiểm.
Theo Quyết định 315/QĐ-TTg, chúng ta có 20 tỉnh, thành tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Những trường hợp nhận được tiền bảo hiểm là rủi ro về thiên tai như: lũ lụt, hạn hán rét đậm, rét hại, sương giá và các rủi ro thiên tai khác. Hai doanh nghiệp bảo hiểm được chỉ định là Bảo Việt và Bảo Minh.
Dự kiến địa phương đầu tiên thực hiện thí điểm bảo hiểm trên cây lúa là tỉnh An Giang, bắt đầu từ tháng 10/2011. Mức phí bảo hiểm đến nay vẫn chưa được công bố cụ thể, nhưng theo ông Khánh, mức phí bảo hiểm vào khoảng 1 - 2% giá trị của vật nuôi, cây trồng.
Được biết, sau khi thu phí bảo hiểm các công ty bảo hiểm, cụ thể là Bảo Việt, Bảo Minh sẽ dành số tiền này dự phòng để đền bù cho nông dân khi xảy ra thiệt hại mà không chia hoa hồng (trích phần trăm) hay dùng tiền đó để đầu tư vào lĩnh vực khác. Sau khi kết thúc thí điểm, nếu Bảo Việt, Bảo Minh bị thua lỗ trên 10% thì Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ vấn đề này. Đó cũng là lý do tại sao Cục Quản lý giám sát bảo hiểm chọn Bảo Việt, Bảo Minh mà không chọn những công ty khác vì đây là hai công ty mà Nhà nước nắm phần lớn cổ phần.