Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Làng nghề đang ô nhiễm nghiêm trọng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 5/9, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP đã giám sát tình hình thực hiện chính sách phát triển làng nghề của Hà Nội từ năm 2009 đến nay tại Sở Công Thương.     Hiện nay, trên địa bàn TP có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% số làng toàn TP, trong đó có 286 nghề đã được công nhận (tăng 30 làng so với năm 2009). Theo nhận định của lãnh đạo Sở Công Thương, số lượng làng nghề tăng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; thu nhập bình quân cũng cao hơn thuần nông. Tuy nhiên, thị trường của sản phẩm làng nghề vẫn chủ yếu là trong nước (chiếm hơn 80%), xuất khẩu phần lớn cũng qua nước trung gian nên hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao. Hiệu quả của chương trình xây dựng làng nghề gắn với du lịch chưa rõ nét…

Kinhtedothi - Chiều 5/9, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP đã giám sát tình hình thực hiện chính sách phát triển làng nghề của Hà Nội từ năm 2009 đến nay tại Sở Công Thương.    

Hiện nay, trên địa bàn TP có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% số làng toàn TP, trong đó có 286 nghề đã được công nhận (tăng 30 làng so với năm 2009). Theo nhận định của lãnh đạo Sở Công Thương, số lượng làng nghề tăng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; thu nhập bình quân cũng cao hơn thuần nông. Tuy nhiên, thị trường của sản phẩm làng nghề vẫn chủ yếu là trong nước (chiếm hơn 80%), xuất khẩu phần lớn cũng qua nước trung gian nên hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao. Hiệu quả của chương trình xây dựng làng nghề gắn với du lịch chưa rõ nét…
Làm bánh phở, mỳ tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức.      Ảnh: Hà Hoàng
Làm bánh phở, mỳ tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức. Ảnh: Hà Hoàng
 
Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đã đến mức nghiêm trọng khi phần lớn các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư, chưa có quy hoạch đồng bộ và rất chật hẹp. Dự án điểm xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề sản xuất miến xã Tân Hòa (Quốc Oai) hoàn thành và bàn giao cho xã quản lý, nhưng theo lãnh đạo Sở Công Thương, khó triển khai đồng bộ do kinh phí đầu tư lớn và diện tích khá lớn. Cùng với đó, diện tích đất dành cho sản xuất của các làng bình quân mới đáp ứng được 25 - 30%. Mặc dù từ năm 2009 - 2013 Sở đã thẩm định, trình TP thành lập thêm 5 cụm công nghiệp và mở rộng một cụm công nghiệp (nâng tổng số cụm công nghiệp lên 107), nhưng cũng chỉ có 7 cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải (đến tháng 9/2014 mới khởi công). Cùng với đó, việc thuê đất trong các cụm tiểu thủ công nghiệp cao, do đó khó thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào, vì vậy càng khó trong xử lý ô nhiễm.

Trước tình trạng này, các thành viên Đoàn giám sát nhận định là nhiều chính sách vẫn chưa đi vào cuộc sống. Thực tế giám sát tại các làng nghề cho thấy, nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất gần như chưa tiếp cận được với chương trình từ vay vốn, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thiết kế mẫu mã… Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Nguyễn Thị Thùy đề nghị Sở Công Thương khi tham mưu TP xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phát triển làng nghề cần có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các quận, huyện, để thuận tiện trong triển khai. Cùng với đó, nên có sự liệt kê ra những chính sách hiện hành, tổ chức sơ kết, xây dựng kế hoạch cho năm 2015. Tăng cường công tác tuyên truyền; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thống nhất về cơ chế quản lý Nhà nước, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, phát triển làng nghề gắn với du lịch…