Ông Trump sẽ là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tham dự diễn đàn kể từ khi ông Bill Clinton có mặt tại WEF Davos năm 2000. Động thái này là nguồn gốc chủ yếu của mối lo lắng sau khi ông Trump có năm đầu tiên ở Nhà Trắng thực thi chính sách “Nước Mỹ trên hết”.
Thế giới chia rẽ
Các chính trị gia, các nhà lãnh đạo DN, ngân hàng sẽ có cuộc họp với chủ đề "Tạo ra một tương lai chung trong một thế giới chia rẽ” trong sự kiện kinh tế thế giới kéo dài 4 ngày ở Thụy Sĩ.
Sự chia rẽ toàn cầu sẽ thống trị các cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) diễn ra 4 ngày từ 23 - 27/1 tại Davos, Thụy Sĩ, nơi có mặt các chính trị gia cũng như các nhà quản lý toàn cầu. Dự kiến, Tổng thống Donald Trump vẫn sẽ tham dự và có bài phát biểu, bất chấp việc chính phủ Mỹ đang đóng cửa.
Chủ đề của WEF tại Davos năm nay là "Tạo ra một tương lai chung trong một thế giới chia rẽ." Phương châm này trái ngược với chính sách “Nước Mỹ trên hết" mang màu sắc bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Người sáng lập WEF, ông Klaus Schwab cảnh báo, mối đe dọa về việc sụp đổ các hệ thống toàn cầu đang thực sự hiện hữu. Trong khi đó, Chủ tịch Borge Brende của WEF cho rằng, điều chúng ta thiếu là sự hợp tác và việc 70 nhà lãnh đạo quốc gia cũng như các nhân vật then chốt từ giới kinh doanh tòa cầu có mặt tại Davos trong tuần này có thể đóng góp quan trọng khắc phục những trở ngại đối với thương mại toàn cầu.
Cuộc "đụng độ" Trump - Merkel
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ phát biểu trong ngày cuối cùng ở WEF. Kể từ khi nhậm chức một năm trước, Trump đã làm rất ít để ủng hộ triết lý hội nhập toàn cầu hóa và quản lý để phổ biến trong đám đông Davos thông thường.
Thủ tướng Merkel cũng tham dự WEF trong tuần này. Sự kiện được dự báo có thể trở thành một cuộc "đụng độ" về quan điểm của các lãnh đạo châu Âu, đứng đầu là Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, với Tổng thống Trump.
Bà Merkel dự kiến sẽ có bài phát biểu về các vấn đề châu Âu tại đây. Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - người đã đề xuất một loạt cải cách đầy tham vọng của Liên minh châu Âu (EU) sẽ có bài phát biểu.
Thủ tướng Đức đã không tham dự WEF trong 2 năm qua và sự xuất hiện tại Davos lần này không chỉ đánh dấu sự trở lại của bà trên "sân khấu quốc tế" sau một thời gian dài mà còn là dịp bà Merkel tái khẳng định cam kết trong việc cải cách EU, bảo vệ các trật tự tự do, dân chủ, được xem như một đối trọng với chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump.
Đặc biệt, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ngôi sao mới của chính trị châu Âu, người cũng sẽ có bài phát biểu cùng ngày với Thủ tướng Đức để mời gọi các lãnh đạo DN đầu tư vào Pháp.
Bài phát biểu của ông Macron sẽ tập trung vào vấn đề toàn cầu hóa và cảnh báo về gia tăng bất bình đẳng, sự nóng lên toàn cầu và sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc.
Robin Niblett - Giám đốc của viện nghiên cứu Chatham House ở London nhận định, tiếng nói của lãnh đạo Đức, Pháp sẽ trở thành đối trọng với chính sách bảo hộ thương mại của nước Mỹ.