Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

LHQ cảnh báo kinh tế châu Á phục hồi mong manh

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Ngày 10/3, Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAPE) của Liên hợp quốc cảnh báo sự phục hồi kinh tế của khu vực này rất mong manh do giá dầu và giá lương thực trong khu vực và trên thế giới biến động với biên độ cao.

KTĐT - Ngày 10/3, Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAPE) của Liên hợp quốc cảnh báo sự phục hồi kinh tế của khu vực này rất mong manh do giá dầu và giá lương thực trong khu vực và trên thế giới biến động với biên độ cao.

Những "chấn động bên ngoài" như luồng vốn bất ổn định do tình hình xáo trộn ở Trung Đông cũng ảnh hưởng tới niềm tin vào sự hồi phục và phát triển kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương.

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Bí thư chấp hành ESCAPE, tiến sỹ Noeleen Heyzer cho rằng các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần chuẩn bị sẵn sàng để chống đỡ hiệu quả trước các biến động kinh tế mới, nhất là trong lĩnh vực tài chính và việc làm.

Do sự phục hồi kinh tế chậm và không đồng đều, các nước trong khu vực cần phát triển chiến lược đảm bảo duy trì được tiến độ cũng như tính phổ quát, bao gồm nhiều thành phần, của sự phục hồi.

Bà Noeleen Heyzer cũng lưu ý các "chấn động bên ngoài" như việc nhiều công nhân di trú ở nước ngoài phải quay về nước, trong số đó phần lớn không tìm được việc làm sẽ khiến cho các gia đình lệ thuộc vào tiền gửi từ nước ngoài rơi vào vòng nghèo khó. Vì vậy, chính phủ các nước trong khu vực cần cân bằng chiến lược phát triển với các dự án giảm đói nghèo, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhu cầu của cộng đồng dân cư có thu nhập thấp và tăng đầu tư vào các dự án phát triển xã hội như y tế, giáo dục.

Tổ chức Di trú Quốc tế cho biết, từ ngày 20/2 đến nay đã có hơn 210.000 di dân chạy trốn khỏi cuộc bạo động ở Libya, đa số là người Bangladesh.

Theo bà Heyzer, cùng với tình trạng tăng giá, các "bong bóng" tài sản vốn đã xuất hiện trở lại ở châu Á vì tình trạng tiền di cư từ khu vực Trung Đông.

Trên các thị trường như Trung Quốc và Thái Lan, chính phủ các nước này đã có biện pháp hạn chế cho vay và nâng cao lãi suất nhằm nỗ lực cải thiện tình trạng giá cả leo thang ở các lĩnh vực như thị trường nhà đất.

Bà Heyzer cảnh báo giá lương thực và các hàng hóa khác tăng vọt đã khiến nhiều người lâm vào cảnh khốn cùng.

Trong năm nay, riêng nạn lạm phát khắp châu Á đã đẩy hơn 40 triệu người ở châu lục này vào cảnh đói nghèo. Hiện khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có tới hơn 600 triệu người sống dưới mức nghèo khổ với mức thu nhập chưa đầy 1,25 USD/ngày./.