Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lo ngại những ca nhiễm Covid-19 tồn tại trong cộng đồng

Thanh Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với tình hình hiện nay, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, dịch Covid-19 có thể kéo dài, chưa có vaccine, cũng không biết được dịch sẽ kéo dài đến bao giờ. Hiện chưa có nước nào, chuyên gia nào dám khẳng định Covid-19 sẽ trở thành như cúm mùa hay nặng lên như SARS.

Tính đến nay, Việt Nam đã có 232/271 người mắc Covid-19 đã được công bố khỏi bệnh. Cả nước chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do Covid-19. Có thể thấy, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh nhưng nguy cơ dịch vẫn còn cao. Theo các chuyên gia, dịch Covid-19 có rất nhiều ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh sốt nhẹ, ho chỉ như cúm và nó có thể tồn tại trong cộng đồng và lây lan. Vì tính chất như vậy nên dịch có sự lây lan kéo dài, không giải quyết được.
 
PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cấp cao Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế Việt Nam, (Bộ Y tế) cho rằng, Covid-19 có điểm khác biệt so với cúm. Phần lớn các ca mắc cúm là ca bệnh nhẹ, số tử vong ít. Cúm tồn tại trong cộng đồng, gây số mắc cao và tiến tới có sự mắc trong cộng đồng, theo đó con người có miễn dịch. Ca bệnh cúm có thể tăng giảm hàng năm nhưng không gây sụp đổ cho hệ thống y tế trong điều trị.
Covid-19 lây theo đường hô hấp, cũng giống SARS. Tuy nhiên, bệnh nhân SARS phần lớn là ca bệnh nặng, phải vào bệnh viện. Việt Nam quản lý được, điều trị, cách ly hết các trường hợp bệnh. SARS không lây lan nhiều như cúm hay như Covid-19. Vì thế, bệnh chỉ chỉ tồn tại trong một số nước, khi Việt Nam quản lý được thì dịch cũng hết, chỉ kéo dài vài tháng.
Ngược lại, dịch Covid-19 có rất nhiều ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh sốt nhẹ, ho chỉ như cúm và nó có thể tồn tại trong cộng đồng và lây lan. Vì tính chất như vậy nên dịch có sự lây lan kéo dài, mà nước ta không giải quyết được.
“Trong lúc này, phương pháp phòng chống dịch của Việt Nam vẫn là làm sao ngăn chặn, làm sao phát hiện, cách ly khoanh vùng và dập dịch” - TS Phu nhấn mạnh.
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng cho rằng, người dân Việt Nam lao động, sinh sống, học tập, làm kinh tế nhưng cũng phải đảm bảo tốt được công tác phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe, đặc biệt không để số ca mắc cao. Số ca mắc cao chắc chắn sẽ gây tử vong lớn. Vì thế, việc phát hiện ca bệnh đầu tiên, cách ly, khoanh vùng và dập dịch cho tốt là việc hết sức quan trọng. Đó là trách nhiệm của mỗi địa phương trong cả nước.
Trước đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam cho phép nhập cảnh đối với chuyên gia kỹ thuật cao, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng phải đảm bảo cách ly phòng chống dịch không để lây lan ra cộng đồng, theo dõi y tế trong vòng 14 ngày. Được biết, có khoảng 1.600 chuyên gia có tay nghề cao trong lĩnh vực dầu khí sẽ vào làm việc tại Việt Nam trên biển và đất liền. Hiện tại, 270 người đã được nhập cảnh, 1.330 người còn lại sẽ tiếp tục được đưa vào và cách ly 14 ngày theo quy định.
Như vậy, nguy cơ xâm nhập dịch theo con đường nhập cảnh vẫn còn có thể.
Ngoài ra, Việt Nam cũng không để đảm bảo 100% không còn ca bệnh trong cộng đồng dù đã thực hiện giãn cách xã hội. Với một ổ dịch khi phát hiện trường hợp dương tính Việt Nam tiến hành phong tỏa. Toàn bộ các trường hợp dương tính, những trường hợp tiếp xúc gần gọi là F1 được đưa đi cách ly.
Với những người dân còn lại, Việt Nam áp dụng tất cả các biện pháp để làm sao nếu còn có những người đang mang mầm bệnh thì không tiếp xúc với những người lành, cơ hội tiếp xúc ít. Cơ hội người lành tiếp xúc với người bệnh cũng ít.
Sau 28 ngày phong tỏa thì các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng được đưa đi đến bệnh viện. Giả sử còn trường hợp nào dương tính mà không có triệu chứng thì 28 ngày cũng tự khỏi, không còn khả năng lây bệnh.
Theo chuyên gia, để hình thành miễn dịch cộng đồng, để bệnh duy trì ở mức chấp nhận được cho cộng đồng là rất khó. Có thể chấp nhận ca bệnh cúm trong cộng đồng để miễn dịch của con người tăng lên, vì số mắc có thể cao nhưng tử vong không lớn. Với SARS-CoV-2 thì không để như thế được.
Nhưng trong cộng đồng, dù làm giãn cách xã hội, bất kỳ nước nào cũng thế, không thể ngăn chặn 100% một ca có khả năng lây nhiễm tiếp xúc với người chưa mắc bệnh vì không biết trong cộng đồng ai có mầm bệnh. Nguy cơ dịch bệnh vẫn còn có thể xảy ra.
Vì vậy, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo, người dân vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang; không tụ tập đông người; không đi ra ngoài khi không cần thiết đặc biệt là người già, người có bệnh nền; tránh tiếp xúc gần; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; khai báo y tế… 
WHO chỉ ra rằng, mặc dù có nhiều triệu chứng giống nhau nhưng thực tế người mắc Covid-19, cảm lạnh, cảm cúm lại do các virus khác nhau gây ra. Chiến lược giám sát điều trị của Việt Nam hiện vẫn là tập trung cách ly, giám sát sàng lọc đối với các bệnh nhân với hai yếu tố. Thứ nhất là yếu tố dịch tễ, đi về từ những vùng dịch hoặc có tiếp xúc gần với người được khẳng định và nghi ngờ mắc Covid-19.
Thứ hai là có triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân có sốt hoặc có các triệu chứng hô hấp như ho, khó thở, tức ngực, cảm giác đau mỏi người…, tức là những triệu chứng giống cúm, nhưng bệnh nhân đó sẽ được giám sát, cách ly và sàng lọc. Những bệnh nhận không có yếu tố dịch tễ có các biểu hiện lâm sàng, vẫn nên đến khám tại các cơ sở y tế. Những bệnh nhân đó được giám sát, sàng lọc theo các chương trình khác, hoặc là các chương trình giám sát cúm. Lúc đó, với từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đánh giá xem nguy cơ bị nhiễm vius để có thể đưa ra giám sát theo Covid-19 hay là giám sát theo cúm.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương