Nhiều người tin tưởng vào hàng nông sản trong Tuần nhận diện
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị tại Khu hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Tại đây Tuần nhận diện nông sản an toàn, đặc sản Bắc Bộ đã có 80 gian hàng bày bán các sản phẩm từ miền Trung trở ra, như: Thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, gạo, trái cây, rau, củ, quả, trà khô.
Theo Ban tổ chức, Tuần nhận diện nông sản an toàn, đặc sản Bắc Bộ có hơn 1.500 sản phẩm được các đơn vị doanh nghiệp, địa phương, hợp tác xã bày bán, giới thiệu tại128 điểm trên địa bàn 12 quận nội thành Hà Nội. Trong đó, có 30 gian hàng được dán tem QR code để nhận diện, truy xuất nguồn gốc hàng hóa bằng smartphone.
Tại quầy hàng của Fvimart khách hàng được quét mã truy xuất nguồn gốc nông sản. |
Loại trừ thực phẩm, rau xanh không rõ nguồn gốc
Đã nhiều lần phóng viên tự đặt câu hỏi: Liệu có tổ chức, cá nhân nào lợi dụng niềm tin của khách hàng tin tưởng vào Tuần nhận diện hàng nông sản an toàn, hay hội chợ do TP Hà Nội tổ chức để đưa vào đó là những sản phẩm nhiễm “bẩn”?Trả lời cho câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Minh, Giám đốc Trung tâm giáo dục truyền thông môi trường và phát triển cộng đồng thuộc Viện nghiên cứu môi trường nông nghiệp, nông thôn cho biết: Thời gian diễn ra Tuần nhận diện hàng nông sản an toàn bà và nhân viên Trung tâm thường xuyên đi kiểm tra các quầy bán rau, củ, quả và thực phẩm trong chăn nuôi. Từ đó nắm bắt được việc sản xuất của các cơ sở đã đúng quy trình chưa, yếu ở điểm nào sẽ tư vấn, hỗ trợ cho họ thay đổi cách thức tổ chức sản xuất sao cho đúng quy trình, đảm bảo thực phẩm đạt quy chuẩn an toàn trước khi đưa ra thị trường.
Bà Nguyễn Thị Minh, Giám đốc Trung tâm giáo dục truyền thông môi trường và phát triển cộng đồng thuộc Viện nghiên cứu môi trường nông nghiệp, nông thôn. |
Cũng tại đây, bà đã phát hiện những sản phẩm rau, thực phẩm không rõ nguồn gốc được bày bán và đề nghị truy xuất ra khỏi quầy kinh doanh.Theo bà Minh, trách nhiệm của Trung tâm giáo dục truyền thông môi trường và phát triển cộng đồng thuộc Viện nghiên cứu môi trường nông nghiệp, nông thôn không phải truy xuất hàng hóa kém chất lượng ra khỏi chuỗi cung ứng mà việc tư vấn sản xuất đúng quy trình để có nhiều vùng, nhiều đơn vị, địa phương sản xuất nông sản an toàn. Điều này là điều kiện để nền nông nghiệp Việt Nam hướng đến sản xuất an toàn, bền vững.
Những quầy hàng của các đơn vị sản xuất theo quy trình an toàn luôn được người tiêu dùng lựa chọn. |