Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lối đi riêng chạm vào trái tim con của người cha "đại gia"

Nam Trần
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mỗi tối, mái ấm của anh Lê Khương lại rộn rã tiếng cười đùa của trẻ thơ. Nhưng để có được những giây phút bình yên, hạnh phúc ấy, ít ai biết rằng anh Khương đã trải qua cả một hành trình dài đồng hành cùng cô con gái không may mắc hội chứng Down.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ con khác với những đứa trẻ bình thường…”

Con cái chính là món quà vô giá thượng đế ban tặng cho cha mẹ. Anh Lê Khương - trú tại Thuận An, Bình Dương cũng có được may mắn đó, song món quà anh nhận được lại có phần đặc biệt hơn mọi người.

Lê Hoàng Diệp Thảo - tên ở nhà là bé Heo, năm nay con được gần 3 tuổi. Diệp Thảo không may mắc hội chứng Down và tim bẩm sinh từ khi lọt lòng.

Vợ chồng anh Khương phát hiện con mắc hội chứng Down ngay trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Vợ chồng anh Khương phát hiện con mắc hội chứng Down ngay trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Không giống như những gia đình khác, anh Khương đã chuẩn bị từ trước cho sự ra đời của đứa con đặc biệt. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, hai vợ chồng anh đã được bác sĩ tư vấn làm các xét nghiệm để sàng lọc dị tật thai nhi. Giây phút nhận được kết quả khẳng định con mình mắc hội chứng Down, bản năng của một người cha không cho phép anh có đủ mạnh mẽ.   

Hụt hẫng, lo lắng là tâm trạng lúc bấy giờ của cả hai vợ chồng. Đã có nhiều trăn trở, cũng có nhiều đêm thức trắng nhưng chưa bao giờ anh Khương có suy nghĩ bỏ con mà chỉ quan tâm xem làm thế nào để cả mẹ và con khỏe mạnh.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ con khác với những đứa trẻ bình thường. Mỗi lần đi siêu âm tôi đều chụp ảnh con và khoe với mọi người. Tôi vui vì đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho mình, tôi biết mọi thứ sẽ là như vậy và tôi phải làm gì. Chính vì điều đó, tôi vẫn đón chào con trong tâm thế háo hức nhất”, anh Khương xúc động chia sẻ. 

Anh đã tưởng tượng ra gương mặt con cả ngàn lần, hình hài bé bỏng đó đã giúp anh bình tâm trở lại. Tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng Down, anh nhận ra cuộc sống chưa hẳn đã hết hy vọng. 

Hành trình "gà trống" nuôi con mắc hội chứng Down khôn lớn

Quá trình nuôi dạy trẻ là cả một chặng đường đầy gian khó. Riêng với những gia đình có đứa trẻ “đặc biệt” thì nỗ lực để con từng nấc chạm tay vào hành trình khôn lớn lại càng khó khăn bội phần. Bởi những thông tin về việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ mắc hội chứng Down thường rất ít được chia sẻ.

Ngay khi bé Heo còn nằm trong bụng mẹ, anh Khương đã phải tìm kiếm khắp nơi, rong ruổi mọi cung đường, nhờ vả bạn bè, người thân hỏi thăm những gia đình có con bị Down để nói chuyện và quan sát những đứa trẻ đó. 

Anh Khương tìm kiếm khắp nơi để chuẩn bị các thông tin nuôi dạy, chăm sóc đứa trẻ đặc.
Anh Khương tìm kiếm khắp nơi để chuẩn bị các thông tin nuôi dạy, chăm sóc đứa trẻ đặc.

Khi tâm lý và kiến thức đã được chuẩn bị vững vàng thì cuộc đời lại một lần nữa thử thách người bố trẻ. Vợ chồng anh Khương quyết định kết thúc mối quan hệ và anh là người nuôi dưỡng hai con.                                                                                

Cuộc sống làm bố đơn thân thực sự không hề đơn giản. Vừa đóng vai trò làm bố vừa làm mẹ khiến anh Khương cảm thấy vô cùng áp lực. Anh chấp nhận thu hẹp mô hình kinh doanh, thậm chí cắt phần lớn thời gian dành cho bản thân để có nhiều thời gian chăm sóc, nuôi dạy bé Heo từ khi con vừa tròn hai tháng tuổi.

Chăm sóc 2 con là niềm vui và tự hào của anh Khương. Chỉ cần các bé khỏe mạnh là anh nguyện làm mọi việc để cho các con cuộc sống tốt nhất.
Chăm sóc 2 con là niềm vui và tự hào của anh Khương. Chỉ cần các bé khỏe mạnh là anh nguyện làm mọi việc để cho các con cuộc sống tốt nhất.

Anh tự tay chăm con, pha sữa, thay bỉm, dạy con đứng, con đi... Nhiều đêm dài thức trắng, vừa tranh thủ chợp mắt thì con lại dậy khóc, anh lục sục cả đêm. Đi làm anh cũng mang con theo vì sợ không ai chăm bé. Chẳng bao giờ anh quát mắng con, ngược lại còn cố gắng nói chuyện với con dù phần lớn là bé không hiểu. 

Có thể nói, mỗi đứa trẻ sinh ra trên đời này đều mang trong mình một sứ mệnh. Với anh Khương, bé Heo đã dạy cho anh học cách kiên nhẫn, cách chấp nhận sự khác biệt và nỗ lực để giúp con phát triển như một đứa trẻ bình thường. 

Bé Heo được nuôi dưỡng và lớn lên bằng tình yêu thương của người cha. Ở những gia đình có những đứa con "đặc biệt", tình yêu đơn thuần này lại mang đến nhiều tầng ý nghĩa hơn. Anh Khương đã dành cho con tình yêu vô bờ bến - đúng nghĩa với hai chữ “đại gia”. 

Giờ đây, Diệp Thảo đã có thể nhảy theo điệu nhạc các bài hát trên tivi. Đặc biệt, bé luôn tươi cười và được mọi người xung quanh yêu mến. Để có được ngày hôm nay, hành trình hai cha con đi qua chắc chắn đã có những giọt nước mắt, nhưng không có sự bất hạnh nào ở đây cả. Bé Heo chính là nguồn cảm hứng và động lực để anh vượt lên tất cả những khó khăn và trở thành một người cha tuyệt vời.   

Cô bé Diệp Thảo tuy mắc bệnh nhưng lại rất lém lỉnh, đáng yêu và may mắn có một người bố tốt, yêu thương em hết mực.
Cô bé Diệp Thảo tuy mắc bệnh nhưng lại rất lém lỉnh, đáng yêu và may mắn có một người bố tốt, yêu thương em hết mực.

Nhiều người nói tôi con bị bệnh như vậy thì đừng khoe lên mạng nhiều tội nó. Nhưng tâm lý tôi cũng như bao cha mẹ có con khác, tôi cũng muốn khoe con và tự hào trước những tiến bộ dù là nhỏ của con. Tôi đối xử với Diệp Thảo như đối với Hà My - chị gái của bé. Và tôi cũng muốn mọi người nhìn Diệp Thảo và đối xử với con như với những trẻ bình thường”, anh Khương nói.  

Những clip anh Khương dạy con hoặc chơi đùa cùng con được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người. Đặc biệt là truyền những cảm xúc tích cực và là sự khích lệ cho các bố mẹ có con cũng mắc hội chứng Down. 

Hiểu biết sớm - can thiệp sớm   

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà nhận thức xã hội và trình độ y khoa phát triển không ngờ. Nhưng sẽ rất đáng tiếc nếu hai khía cạnh này không giao nhau ở một điểm nào đó. Thực tế cho thấy, rất nhiều gia đình không biết con bị dị tật trước khi sinh. Bởi vậy, họ thiếu kiến thức chăm sóc hoặc đón nhận đứa con “đặc biệt” trong tâm thế bị động, chán nản và áp lực nặng nề. Bên cạnh đó, phần lớn các gia đình cũng thiếu sự chuẩn bị tài chính cần thiết để chữa trị cho con, bởi những đứa trẻ mắc hội chứng Down thường kéo theo nhiều bệnh khác liên quan đến tim, phổi… 

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp cha mẹ chủ động và vững tâm hơn trong hành trình nuôi dạy con.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp cha mẹ chủ động và vững tâm hơn trong hành trình nuôi dạy con.

Khoa học phát triển là để con người chủ động hơn trong mọi quyết định và làm chủ cuộc sống của chính mình. Chính vì vậy, để tránh rơi vào các tình huống bị động,  sốc tâm lý hay thiếu kiến thức, việc làm các xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh là điều vô cùng quan trọng.

Hy vọng các bố mẹ có thể trang bị thêm những kiến thức về sàng lọc trước sinh, chủ động sàng lọc để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang thai, tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra sau này. Sàng lọc trước sinh là giải pháp mang đến sự an tâm cho mẹ, an toàn cho con.

 

Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu trẻ được sinh ra và khoảng 2% trong số đó mắc dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều mẹ bầu vẫn còn chủ quan về vấn đề sàng lọc trước sinh. 

NIPT (Non-Invasive Prenatal Test) là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn mà thai phụ có thể thực hiện từ tuần thứ 9 thai kỳ. Xét nghiệm an toàn từ việc lấy máu của mẹ phân tích các đoạn DNA trong máu để phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi với độ chính xác cao lên tới trên 99%.     

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC triển khai gói xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT với chi phí chỉ từ 2,9 triệu đồng cam kết mang lại kết quả chính xác, nhanh chóng dành được sự quan tâm lớn từ các mẹ bầu. Đặc biệt, để tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn cho mẹ bầu trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp, MEDLATEC hỗ trợ mẹ bầu dịch vụ xét nghiệm tận nơi với chi phí đi lại chỉ 10.000 VNĐ/lần vô cùng tiện lợi. 

Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về thông tin dịch vụ vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56.