Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Lời hứa” sau chất vấn chuyển biến chưa đáng kể

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 16/11, Quốc hội bắt đầu bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Điểm đặc biệt tại kỳ họp này là trên cơ sở nhìn lại các Nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến Kỳ họp thứ 10, các ĐB có thể chất vấn bất cứ thành viên Chính phủ nào.

ĐB Võ Thị Dung (đoàn TP Hồ Chí Minh) trao đổi với báo chí bên hành lang Kỳ họp ngày 12/11 về vấn đề này.

“Lời hứa” sau chất vấn chuyển biến chưa đáng kể - Ảnh 1Các ĐB đã được nghiên cứu báo cáo thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay, bà có nhận định như thế nào về kết quả thực hiện của các Bộ trưởng, tư lệnh ngành?

- Việc thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của các Bộ trưởng chưa rõ nét vì thời gian ngắn. Nhiều vấn đề mang tầm vĩ mô nhưng vướng mắc có nguyên nhân sâu xa về thể chế và phân công phân nhiệm của các bộ, ngành. Tôi thấy rằng, việc thực hiện lời hứa, có bộ, ngành có trách nhiệm, có quan tâm thực hiện, nhưng chuyển biến chưa nhiều như các vấn đề ATGT, nông nghiệp, quản lý thị trường, hàng gian, hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh, công nghiệp hỗ trợ cũng vậy. Đó đều là những vấn đề được đặt ra từ đầu nhiệm kỳ song chuyển biến chưa nhiều, chưa tạo sự rõ nét. Ví dụ, vấn đề VSATTP, kỳ họp này được đặt ra rất gay gắt, và các kỳ họp trước cũng đã được đặt ra nhiều lần, trong đó yêu cầu Chính phủ phải quan tâm chỉ đạo giải quyết. Nhưng các Bộ trưởng cũng đổ cho nhau. Bộ trưởng Bộ Công Thương thì nói chịu trách nhiệm quản lý thực phẩm trên thị trường, còn Bộ Y tế nói chỉ chịu trách nhiệm trên bữa ăn, rồi Bộ NN&PTNT nói chỉ chịu trách nhiệm về phân bón. Rõ ràng, sự phối hợp của các bộ, ngành trong công tác phối hợp thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn chưa có chuyển biến mạnh mẽ. Trách nhiệm thì có nhưng thể hiện bằng hành động có sự liên kết gắn bó để quyết liệt thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội thì chưa. Và nhiều lĩnh vực người dân bức xúc nhưng đến nay chuyển biến cũng chưa đáng kể.

Cử tri cũng rất quan tâm đến việc thực hiện “lời hứa” của các Bộ trưởng sau các phiên chất vấn. Vậy, theo bà, những “lời hứa” đó đã được thực hiện thế nào?

- Có những Bộ trưởng khi hứa tại Quốc hội thấy rất là tâm huyết, nhưng thực hiện thì giống như “lực bất tòng tâm”. Liệu phải chăng là do cơ chế, sự phối hợp, điều hành chưa tập trung vào những vấn đề trọng tâm, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đời sống người dân. Kỳ họp nào cũng nêu lên vấn đề ATVSTP, vấn đề tội phạm, vấn đề ATGT, vấn đề được mùa rớt giá, được giá mất mùa, vấn đề nhũng nhiễu, tham nhũng trong bộ máy công quyền, yếu kém trong bộ máy, bộ máy cồng kềnh. Đến nay đã trôi qua gần hết nhiệm kỳ Quốc hội rồi mà tiến triển giải pháp thực hiện chưa mạnh.

Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị quyết của Quốc hội có giá trị như Luật, trong khi Luật được giám sát rất chặt chẽ thì việc thực hiện Nghị quyết lại rất mờ nhạt?

- Vì Nghị quyết không có chế tài, nên các Bộ trưởng, tư lệnh ngành hứa như thế nhưng đến nay đã hết nhiệm kỳ rồi, chúng ta mới có một cuộc để nhìn lại chứ không kiểm tra qua từng năm. Nhiệm kỳ Quốc hội cũng sắp kết thúc, nếu nhìn lại các Bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ, giờ có kỷ luật thì cũng cuối nhiệm kỳ rồi, coi như cũng không có tính khả thi trong chế tài.

Xin cảm ơn bà!