Tuy nhiên, đã có rất nhiều trẻ bị chấn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng do đồ chơi gây nên. Những lưu ý dưới đây gia đình cần nhớ để con bạn không bị nguy hiểm khi chơi những đồ chơi của mình.
Luôn luôn giữ đồ chơi trên kệ hoặc trong một tủ đồ chơi riêng của trẻ. Đồ chơi của trẻ không nên để rải rác khắp nhà và sàn nhà vì chúng có thể vô tình khiến con bạn bị vấp ngã hoặc không thể bước qua khi đi lại hàng ngày. Nếu như khi trẻ bỏ đồ chơi ra chơi xong, cách tốt nhất là bạn nên rèn cho trẻ ý thức nhặt nhạnh và gom hết các đồ chơi để vào đúng vị trí cần để.
Bạn nên chọn những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nếu trẻ nhà bạn vẫn còn quá nhỏ thì một món đồ chơi được thiết kế cho một đứa trẻ lớn tuổi nên được giữ cách xa tầm tay trẻ vì những đứa trẻ thường rất tò mò, chúng có thể bất chợt khám phá ngay cả khi chưa được sự cho phép của bạn. Mà điều này thực tế có thể gây nguy hiểm cho bé nhà bạn khi chơi những đồ chơi không hợp với lứa tuổi của mình.
Cần chú ý đến kích thước, trọng lượng của đồ chơi đề phòng bé làm rơi gây đau chân, tay hoặc quá nhỏ khiến trẻ dễ nuốt.
Không bao giờ cho trẻ chơi đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những đồ chơi sắc nhọn hoặc chứa len, bông có thể gây ra các vết cắt và bọc nhựa có thể dẫn đến nghẹt thở.
Kiểm tra đồ chơi của trẻ thường xuyên. Nếu như phát hiện đồ chơi có mùi lạ như mùi nhựa cháy, mùi khét thì không để trẻ chơi tiếp. Hãy tìm các bộ phận bị hư hỏng mà có thể nguy hiểm cho trẻ như mảnh vụn trên đồ chơi bằng gỗ, những bộ phận rời nhỏ, hoặc dây tiếp xúc và sửa lại cho trẻ.
Cuối cùng, không bao giờ để đồ chơi bằng kim loại bên ngoài qua đêm. Bởi vì mưa gió, hay sương có thể làm cho chúng bị rỉ sét. Trẻ có nguy cơ phát triển bệnh uốn ván, bệnh do vi khuẩn có ảnh hưởng đến hệ thần kinh nếu trẻ tiếp xúc với kim loại gỉ.
Ảnh minh họa.
|