Mái nhà xanh ở Rotterdam - giải pháp cân bằng nhiệt độ đô thị

Việt Hương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những mái nhà xanh là một công cụ quan trọng trong việc chống lại hiện tượng "đảo nhiệt đô thị", tuy nhiên cộng đồng thu nhập thấp - những người đáng lẽ có thể được hưởng lợi nhiều nhất lại thường xuyên bị bỏ rơi.

Dưới đây là bài học từ một thành phố của Hà Lan về việc xây dựng không gian trên tầng mái mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Mái xanh là một giải pháp hiệu quả cho tình hình "đảo nhiệt đô thị", hiện tượng những thành phố hoặc vùng lân cận trong khu vực đô thị trở nên ấm hơn đáng kể so với môi trường xung quanh do hấp thụ và tái phát nhiệt mặt trời. Những mái nhà xanh có thể có nhiều hình dạng - khu vườn, cây trồng trong chậu, tấm pin mặt trời, trang trại đô thị, đồng cỏ hoa dại và không gian đi bộ trên sân thượng của các toà nhà cao tầng được sơn màu sáng giúp hấp thụ ít ánh sáng mặt trời hơn.

Không gian đi bộ trên tầng thượng của các toà nhà cao tầng ở Coolsingel. Đây được ví như “mái nhà xanh” của thành phố nhờ việc lưu trữ nước mưa, sản xuất lương thực và tạo ra năng lượng nhờ các tấm pin mặt trời. Ảnh: THE INDEPENDENT
Không gian đi bộ trên tầng thượng của các toà nhà cao tầng ở Coolsingel. Đây được ví như “mái nhà xanh” của thành phố nhờ việc lưu trữ nước mưa, sản xuất lương thực và tạo ra năng lượng nhờ các tấm pin mặt trời. Ảnh: THE INDEPENDENT

Thực vật và cây trồng trên mái của các tòa nhà có thể làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị bằng cách làm giảm nhiệt độ. Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), nhiệt độ môi trường xung quanh toàn thành phố có thể giảm 5 ° F với những mái nhà xanh, giảm mức sử dụng năng lượng của tòa nhà lên đến 0,7%. Mái nhà xanh cũng có thể lưu trữ nước mưa, lọc khí thải nhà kính và các chất ô nhiễm từ không khí.

Một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Nature Communications cho thấy mức độ tiếp xúc với nhiệt có xu hướng cao hơn ở các khu dân cư thu nhập thấp hơn cả ở Mỹ và trên toàn cầu. Cư dân của những khu vực này cũng có ít khả năng sở hữu hoặc sử dụng điều hoà. Mức độ tiếp xúc với nhiệt này làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng như tỉ lệ tử vong, đột quỵ do nắng nóng, mất nước, mất năng suất lao động và giảm năng lực học tập. 

Tiến sĩ Ashish Sharma, nhà khoa học khí quyển và giảng viên tại Đại học Illinois Urbana-Champaign chia sẻ: “Các khu đông đúc như siêu thị, cần nâng cấp và lắp đặt mái nhà xanh trên các khu thương mại ở những khu dân cư nghèo và dễ bị tổn thương. Bằng cách đó, người dân sẽ có thể tiếp cận các lợi ích của việc giảm nhiệt độ và giải quyết câu hỏi về công bằng môi trường.”