Trao đổi về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội khẳng định: Cần phải mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm để ngăn chặn BLHĐ ngay từ đầu.
BLHĐ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh (HS) và cũng sẽ để lại hậu quả nặng nề, thưa ông?
- Đó là những câu chuyện bạo lực xót xa, đáng giận xảy ra trong lứa tuổi mới lớn và diễn ra ngay tại trường. Tác hại của nó rất lớn, không chỉ làm cho những đứa trẻ bị đánh tổn thương về thân thể, mà còn kéo theo ảnh hưởng lâu dài về mặt tinh thần như: Tự ti với bạn bè, rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc bị sang chấn tâm lý nặng nề. Trường hợp em Quyên Thị Phương Hà (HS trường THPT Tử Đà, Phú Thọ) bị chấn thương tâm lý, đột nhiên bị câm 6 tháng nay là một ví dụ. Đối với các em sau khi là nạn nhân của bạo hành, nhà trường và gia đình cần phải mời chuyên gia tâm lý chữa trị, để giải tỏa tâm lý cho các em.
Nhiều người cho rằng, nếu bạo lực đã diễn ra, không nên dùng bạo lực để trị bạo lực. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Theo tôi, quy chế của Bộ GD&ĐT nên có quy định về việc này. Còn những HS có hành vi đánh bạn cũng cần được giáo dục nghiêm. Để xảy ra hiện tượng bạo lực trong khuôn viên nhà trường không chỉ thể hiện công tác giáo dục thiếu hiệu quả mà công tác quản lý HS còn lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa đủ ngấm để bản thân các em có nhân cách chưa chuẩn phải thay đổi hành vi một cách tích cực.
Phải thừa nhận, chúng ta chưa giáo dục đến nơi đến chốn những HS gây bạo lực trong nhà trường. Chúng ta đang coi nhẹ việc những em này phải chịu trách nhiệm với bản thân, nhất là hành vi vi phạm pháp luật. Tôi không đồng tình với quan điểm đuổi học các em là xong. Mà quan trọng hơn, luật pháp phải có chế tài xử lý mạnh hơn, cụ thể là: Giam giữ có thời hạn để giáo dục, phạt cải tạo lao động công ích đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Quá trình giáo dục thành công chính là làm sao để các em tự giáo dục, tự nhận thức và rút ra bài học cho bản thân. Phim ảnh, trò chơi online đầy rẫy những hình ảnh bắn giết, đánh đấm... tạo một thế giới ảo đầy bạo lực mà các em tiếp xúc thường ngày. Đây cũng là hình thức gián tiếp, tiếp tay cho những mầm mống bạo lực, thưa ông? - Hiện nay có rất nhiều phim hoạt hình bạo lực, nhiều truyện tranh cũng mang tính bạo lực, đặc biệt là các trò chơi trực tuyến với nhiều cảnh bắn, giết... đang thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng, các nhà quản lý. Đây cũng là một trong những mầm mống của mọi ý tưởng bạo lực trong đầu trẻ. Do đó, những phim, truyện mang tính chất bạo lực này nên cấm trẻ tuyệt đối. Nếu luật pháp của chúng ta bổ sung được những vấn đề cụ thể, chắc chắn BLHĐ không thể phát sinh được. Tình trạng đã và đang diễn ra ở khá nhiều trường học là hiện tượng lớp trưởng tự cho mình quyền đánh, phạt các bạn cùng lớp một cách tùy tiện. Ông nhìn nhận việc này thế nào? - Chính từ sự tin tưởng, dễ dãi của giáo viên đã tạo tâm lý cho HS làm lớp trưởng nghĩ mình có nhiều quyền lực, tự cho mình cái quyền cai quản các bạn theo ý mình. Theo tôi, để loại bỏ ý nghĩ “được quyền” của lớp trưởng, trước khi đề bạt cán sự lớp, lớp trưởng, trước hết giáo viên phải cùng HS trong lớp tìm hiểu tư cách, đạo đức của HS đó. Khi giao việc, giáo viên cũng phải hướng dẫn công việc, nhiệm vụ của lớp trưởng được và không được làm những gì để giúp thầy, cô trong hoạt động của lớp. Phải giao nhiệm vụ thật cụ thể. Vậy, để ngăn chặn BLHĐ, theo ông, cần phải làm gì? - Việc đầu tiên, nhà trường, gia đình và xã hội cùng chung tay làm sạch môi trường giáo dục. Những vụ việc gần đây cảnh báo rất rõ về hiệu quả giáo dục từ nhà trường, gia đình, xã hội đối với giới trẻ. Cách thức giáo dục, quản lý HS hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, chương trình giảng dạy coi trọng dạy kiến thức hơn dạy làm người. Chương trình bộ môn văn hóa đã kín thời gian, giờ đạo đức chỉ trông vào một tiết giáo dục công dân, một tiết sinh hoạt lớp, còn muốn giáo dục gì thêm lại phải tổ chức ngoại khóa… Nếu chỉ kêu ca và đổ lỗi cho nhau thì BLHĐ chắc hẳn không giải quyết được. Chúng ta phải mạnh dạn thay đổi cách nghĩ để tìm ra cách làm hợp lý, đồng bộ. Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng phải bổ sung, khi trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, trong đó có hành vi bạo lực thì phải chịu trách nhiệm, phải phạt. Hơn nữa, cần quan tâm đặc biệt đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ này phải được chọn lọc. Ngoài lương cơ bản, phải có chế độ, chính sách riêng đối với giáo viên làm chủ nhiệm (trả thêm lương, thưởng), trả lương, thưởng xứng đáng để họ chuyên tâm, chuyên nghiệp hơn. Xin cảm ơn ông!
Giờ tan học tại trường THPT Phúc Lợi, quận Long Biên. Ảnh: Công Hùng
|
- Đó là những câu chuyện bạo lực xót xa, đáng giận xảy ra trong lứa tuổi mới lớn và diễn ra ngay tại trường. Tác hại của nó rất lớn, không chỉ làm cho những đứa trẻ bị đánh tổn thương về thân thể, mà còn kéo theo ảnh hưởng lâu dài về mặt tinh thần như: Tự ti với bạn bè, rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc bị sang chấn tâm lý nặng nề. Trường hợp em Quyên Thị Phương Hà (HS trường THPT Tử Đà, Phú Thọ) bị chấn thương tâm lý, đột nhiên bị câm 6 tháng nay là một ví dụ. Đối với các em sau khi là nạn nhân của bạo hành, nhà trường và gia đình cần phải mời chuyên gia tâm lý chữa trị, để giải tỏa tâm lý cho các em.
Nhiều người cho rằng, nếu bạo lực đã diễn ra, không nên dùng bạo lực để trị bạo lực. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Theo tôi, quy chế của Bộ GD&ĐT nên có quy định về việc này. Còn những HS có hành vi đánh bạn cũng cần được giáo dục nghiêm. Để xảy ra hiện tượng bạo lực trong khuôn viên nhà trường không chỉ thể hiện công tác giáo dục thiếu hiệu quả mà công tác quản lý HS còn lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa đủ ngấm để bản thân các em có nhân cách chưa chuẩn phải thay đổi hành vi một cách tích cực.
Phải thừa nhận, chúng ta chưa giáo dục đến nơi đến chốn những HS gây bạo lực trong nhà trường. Chúng ta đang coi nhẹ việc những em này phải chịu trách nhiệm với bản thân, nhất là hành vi vi phạm pháp luật. Tôi không đồng tình với quan điểm đuổi học các em là xong. Mà quan trọng hơn, luật pháp phải có chế tài xử lý mạnh hơn, cụ thể là: Giam giữ có thời hạn để giáo dục, phạt cải tạo lao động công ích đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Quá trình giáo dục thành công chính là làm sao để các em tự giáo dục, tự nhận thức và rút ra bài học cho bản thân. Phim ảnh, trò chơi online đầy rẫy những hình ảnh bắn giết, đánh đấm... tạo một thế giới ảo đầy bạo lực mà các em tiếp xúc thường ngày. Đây cũng là hình thức gián tiếp, tiếp tay cho những mầm mống bạo lực, thưa ông? - Hiện nay có rất nhiều phim hoạt hình bạo lực, nhiều truyện tranh cũng mang tính bạo lực, đặc biệt là các trò chơi trực tuyến với nhiều cảnh bắn, giết... đang thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng, các nhà quản lý. Đây cũng là một trong những mầm mống của mọi ý tưởng bạo lực trong đầu trẻ. Do đó, những phim, truyện mang tính chất bạo lực này nên cấm trẻ tuyệt đối. Nếu luật pháp của chúng ta bổ sung được những vấn đề cụ thể, chắc chắn BLHĐ không thể phát sinh được. Tình trạng đã và đang diễn ra ở khá nhiều trường học là hiện tượng lớp trưởng tự cho mình quyền đánh, phạt các bạn cùng lớp một cách tùy tiện. Ông nhìn nhận việc này thế nào? - Chính từ sự tin tưởng, dễ dãi của giáo viên đã tạo tâm lý cho HS làm lớp trưởng nghĩ mình có nhiều quyền lực, tự cho mình cái quyền cai quản các bạn theo ý mình. Theo tôi, để loại bỏ ý nghĩ “được quyền” của lớp trưởng, trước khi đề bạt cán sự lớp, lớp trưởng, trước hết giáo viên phải cùng HS trong lớp tìm hiểu tư cách, đạo đức của HS đó. Khi giao việc, giáo viên cũng phải hướng dẫn công việc, nhiệm vụ của lớp trưởng được và không được làm những gì để giúp thầy, cô trong hoạt động của lớp. Phải giao nhiệm vụ thật cụ thể. Vậy, để ngăn chặn BLHĐ, theo ông, cần phải làm gì? - Việc đầu tiên, nhà trường, gia đình và xã hội cùng chung tay làm sạch môi trường giáo dục. Những vụ việc gần đây cảnh báo rất rõ về hiệu quả giáo dục từ nhà trường, gia đình, xã hội đối với giới trẻ. Cách thức giáo dục, quản lý HS hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, chương trình giảng dạy coi trọng dạy kiến thức hơn dạy làm người. Chương trình bộ môn văn hóa đã kín thời gian, giờ đạo đức chỉ trông vào một tiết giáo dục công dân, một tiết sinh hoạt lớp, còn muốn giáo dục gì thêm lại phải tổ chức ngoại khóa… Nếu chỉ kêu ca và đổ lỗi cho nhau thì BLHĐ chắc hẳn không giải quyết được. Chúng ta phải mạnh dạn thay đổi cách nghĩ để tìm ra cách làm hợp lý, đồng bộ. Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng phải bổ sung, khi trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, trong đó có hành vi bạo lực thì phải chịu trách nhiệm, phải phạt. Hơn nữa, cần quan tâm đặc biệt đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ này phải được chọn lọc. Ngoài lương cơ bản, phải có chế độ, chính sách riêng đối với giáo viên làm chủ nhiệm (trả thêm lương, thưởng), trả lương, thưởng xứng đáng để họ chuyên tâm, chuyên nghiệp hơn. Xin cảm ơn ông!