Mô hình trồng hoa hồng chất lượng cao tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh. Ảnh: Đàm Quân
|
Theo ông, để giải quyết việc làm cho nông dân, công tác định hướng nghề nghiệp cho nông dân có vai trò như thế nào?
- Ngay khi doanh nghiệp thực hiện dự án, từ khâu làm công tác bồi thường, GPMB, huyện đã có sự thống nhất với chủ đầu tư thực hiện cam kết về việc tiếp nhận người của địa phương vào làm việc. Ví dụ, doanh nghiệp sẽ cam kết thực hiện tuyển dụng 30% hoặc 50% kèm theo yêu cầu tiêu chuẩn tay nghề, trình độ kỹ thuật phù hợp để có thể đảm đương các vị trí trong dây chuyền sản xuất. Riêng nhiệm vụ đào tạo nghề nói chung, Mê Linh vẫn thực hiện thường xuyên, kể cả đào tạo nghề nông nghiệp theo chỉ tiêu hàng năm TP giao. Nếu trước đây chỉ chú trọng đào tạo các nghề kỹ thuật cao như máy tính, tin học… thì hiện nay, Mê Linh đã quan tâm cả đến việc đào tạo nghề cho nông dân như truyền thụ các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăm sóc rau, hoa, cây cảnh… giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Riêng đối với việc chuẩn bị hành trang vào làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp thì căn cứ trên chỉ tiêu doanh nghiệp cam kết nhận vào làm, người dân sẽ chủ động tìm các hình thức đào tạo phù hợp hoặc các trường dạy nghề liên kết đào tạo… Nhiều trường hợp là con em địa phương sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng cũng quay về làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn để ổn định cuộc sống và gần gia đình. Quan trọng là người lao động phải ý thức nhanh chóng hòa nhập với kỷ luật lao động, nhịp sống công nghiệp mới có thể làm việc được trong các nhà máy.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới
Bên cạnh việc nâng cao tỷ lệ SXCN, huyện Mê Linh đã làm gì để tăng hiệu quả của công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM), dồn điền đổi thửa, thưa ông?
- Đối với nhiệm vụ XDNTM, năm 2010, Mê Linh có xã Liên Mạc là điểm XDNTM của TP. Đến hết năm 2012, Ban Chỉ đạo XDNTM của TP kiểm tra đánh giá Liên Mạc đạt 19/19 tiêu chí với số điểm 96/100. Năm 2013, Mê Linh đăng ký XDNTM thêm 4 xã là Tiền Phong, Tráng Việt, Thạch Đà và Vạn Yên. Đến nay, qua kiểm tra đánh giá đã có thêm xã Tiền Phong về cơ bản đã đạt đủ 19 tiêu chí còn các xã khác đang tiếp tục hoàn thiện. Thu nhập bình quân đầu người của Mê Linh hiện nay là 24 triệu đồng/người/năm. Con số này trước khi XDNTM là từ 12 - 15 triệu đồng, chỉ trong vòng vài năm đã tăng lên gấp đôi.
Việc dồn điền, đổi thửa Mê Linh đã cơ bản hoàn thành dồn ghép ở những địa phương có kế hoạch phải thực hiện với diện tích khoảng hơn 3.000ha trên tổng diện tích đất lúa hiện còn khoảng 5.000ha. Còn ở những địa phương đã nằm trong quy hoạch thì chúng tôi không thực hiện.
Trong quá trình XDNTM, huyện đã thực hiện giải pháp gì để giải quyết các vướng mắc xảy ra, thưa ông?
- Trong quá trình thực hiện chủ trương này, điều băn khoăn nhất của Mê Linh là hệ thống giao thông nội đồng. Cái khó của giao thông nội đồng là chưa có nền tảng cứng hóa mà chủ yếu là 100% đường đất, chỉ một số ít mương được cứng hóa. Chúng tôi cho rằng đây là một trong những tiêu chí chưa nhiều nơi thực hiện hoàn chỉnh. Vấn đề ở đây là, nếu chúng ta đắp đường trên nền ruộng đất mềm rồi đổ bê tông ngay sẽ không đảm bảo độ bền vững. Do vậy, trước mắt chúng tôi tính phương án cứng hóa kênh mương. Các con đường mới đắp sẽ để qua thời gian một vài năm cho hết độ lún, sụt tạo độ cứng cần thiết sẽ tiến hành thi công hoàn chỉnh. Một khó khăn nữa là về nguồn kinh phí thông qua đấu giá đất xen kẹt. Thời điểm này, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng nên hầu như các địa phương ít thực hiện được chỉ tiêu, do đó kinh phí không đáp ứng cho nhu cầu phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể năm 2014 Công nghiệp - Xây dựng tăng 6% so với năm 2013; Nông nghiệp - Thủy sản tăng 2%; Các ngành dịch vụ tăng 13%; Số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng thêm 3 xã; Số hộ thoát nghèo là 600 hộ; Giải quyết việc làm cho 3.800 lao động; 84% gia đình được công nhận "Gia đình văn hóa"; 68% thôn, làng đạt danh hiệu "Thôn, làng văn hóa"; Cấp 1.500 sổ đỏ; 100% rác thải được thu gom; 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh... |