Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mô hình nhà trường như doanh nghiệp

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Khác với trung cấp nghề, hệ thống cao đẳng nghề khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp ngay từ khâu đầu vào (ký gửi lao động, thực tập), đến khâu đầu ra.

KTĐT - Khác với trung cấp nghề, hệ thống cao đẳng nghề khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp ngay từ khâu đầu vào (ký gửi lao động, thực tập), đến khâu đầu ra. Doanh nghiệp cũng được mời biên soạn đề thi, chấm thi và có thể lựa chọn, tuyển dụng được lao động qua đào tạo theo yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Năm 2007, hệ thống các trường cao đẳng dạy nghề ra đời. Sau 3 năm, lần đầu tiên Việt Nam, lứa sinh viên trường nghề đầu tiên ra lò.

Đến nay, đã có 60 trường cao đẳng nghề tổ chức xong kỳ thi tốt nghiệp, kết quả khá khả quan với 80% SV ra trường có việc làm ngay, lương cao nhất 300 USD. Thế nhưng, bài toán kết nối giữa doanh nghiệp sử dụng lao động với các trường nghề dường như vẫn chưa thông.

Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp

Khác với trung cấp nghề, hệ thống cao đẳng nghề khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp ngay từ khâu đầu vào (ký gửi lao động, thực tập), đến khâu đầu ra. Doanh nghiệp cũng được mời biên soạn đề thi, chấm thi và có thể lựa chọn, tuyển dụng được lao động qua đào tạo theo yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Khuyến khích các tập đoàn kinh tế lập các trường dạy nghề, đây là mô hình trường kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp, đáp ứng nhu ầu về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Kết quả đào tạo nghề khóa I hệ cao đẳng nghề cho thấy, ngay tại lễ bế giảng của các trưởng, đã có khoảng 750 doanh nghiệp đến tham dự, ký hợp đồng tuyển dụng ngay với các sinh viên vừa tốt nghiệp.

Theo báo cáo của 55 trường đã tổ chức thi tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là 80,39%. Trong đó, có 19 trường, có những nghê đạt tỷ lệ 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Chủ yếu là các trường ở thành phố, thị xã, đặc biệt là các KCN và các trường thuộc doanh nghiệp , tổng công ty, tập đoàn.

Điều này cho thấy, nhu cầu nhân lực qua đào tạo là rất lớn.Và chất lượng nhân lực đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Lương khá cao.

Trong số hơn 1 vạn sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường, có khoảng 25% sinh viên có mức lương 1,8 - 2 triệu đ/tháng, hơn 42% sinh viên có mức lương 2,6 - 3,5 triệu đ/tháng, gần 28% sinh viên có mức lương 3,6 - 4,5 triệu đ/tháng, 4,4% sinh viên có mức lương trên 4,5 triệu đ/tháng.

Hạn chế: chưa có cơ chế ràng buộc giữa nhà trường và doanh nghiệp  trong qus trình tổ chức đào tạo, ra đề thi, coi thi, chấm thi và tiếp nhận sinh viên sau tốt nghiệp. Chưa có quy định về ngạch bậc lương đối với sinh viên các trường cao đẳng nghề. Tính đến 1/10/2010, cả nước có 118 trường cao đẳng nghề.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có trên 50 tập đoàn, công ty đến dự và tiếp nhận gần 2.400 sinh viên tốt nghiệp, đạt trên 85%. Các doanh nghiệp  nhận nhiều học sinh như Tổng công ty cơ điện, thủy lợi; Công ty Cổ phần vận chuyển và giao nhận Á Châu, Công ty Honda Việt Nam, Công ty Toyota, Tập đoàn Hòa Phát… Lương khởi điểm 2,5 - 2,7 triệu đ/tháng

Mô hình nhà trường như doanh nghiệp

Nguyễn Đức Ứng, Phó trưởng ban Lao động tiền lương, Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam cho biết, Tập đoàn đã có trường cao đẳng nghề trong tập đoàn như một doanh nghiệp đặc biệt, vừa được độc lập kinh doanh đào tạo, vừa gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa có sự hỗ trợ của Nhà nước. Để giải quyết mối quan hệ này, nên doanh nghiệp sản xuất là người phải đưa ra được nhu cầu nguồn nhân lực cần đào tạo mà doanh nghiệp cần. Các trường có trách nhiệm tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theio yêu cầu cảu doanh nghiệp và quy định của Tổng cục dạy nghề đảm bảo đung tiến độ và chất lượng.

Ông Ứng cũng cho biết, với các làm đó có thuận lợi là, giám đốc các doanh nghiệp chủ động đưa ra yêu cầu số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cần đào tạo ngắn hạn, dài hạn và nguồn kinh phí phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các trường cao đẳng nghề có thể nhận ủy thác của các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động để gửi đi học nghề theo chỉ tiêu học nghề của doanh nghiệp thông qua các hợp đồng kinh tế, chủ động phối kết hợp cùng tuyển và cộng quản trong suốt úa trình đào tạo đến khi học sinh ra trường trở về doanh nghiệp làm việc 100% có việc làm sau đào tạo, đây là yếu tố thu hút rất tốt người học. Tất nhiên, người lao động có toàn quyền lựa chọn doanh nghiệp mình đến làm việc.

Tuy nhiên, các đào tạo này cũng có khó khăn, doanh nghiệp khó bố trí đủ nơi thực tập, nơi ở xe đi lại. Trường dạy nghề cũng thiếu kinh phí, trang bị phương tiện, kỹ thuật…

Còn theo ông Võ Thị Hữu Trí, Trưởng phòng Kế hoạch đào tạo, Trưởng Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ La Đec (Long An), ban đầu doanh nghiệp không quan tâm, nhưng nhà trường đến tận nơi để tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, đưa sinh viên đến thực tập, làm việc bán thời gian. Doanh nghiệp góp ý cho nhà trường, phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có sinh viên đến thực tập đánh giá cao chương trình đạo tạo của nhà trường. Năm 2010, trường có hơn 400 sinh viên ra trường thì đa phần tìm được việc làm ngay. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán và quản trị kinh doanh, tỷ lệ tìm việc làm ngay là trên 80%. Công ty Honda Phương Đông, Siêu thị Coopmart, Siêu thị Phan Khang… là các doanh nghiệp nhận người thường xuyên.