Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mới phát hiện 10.000 người nhiễm HIV

Thảo Trần
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 30/8, Bộ Y tế và USAID/PATH Healthy Markets chủ trì hội thảo về sự tham gia của khu vực tư nhân trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam nhằm điểm lại những tiến bộ, cơ hội và thách thức là cơ sở đưa ra các định hướng chiến lược tiến tới “Kết thúc chiến dịch AIDS vào năm 2030”.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường  cho biết, hơn 20 năm qua, chính phủ Việt Nam đã quan tâm triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống HIV/AIDS. Hơn 200 văn bản pháp quy đã được ban hành giúp hoàn thiện hành lang pháp lý để triển khai các hoạt dộng phòng, chống HIV/AIDS. Hệ thống phòng, chống HIV/AIDS được tổ chức rộng khắp, đặc biệt có sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và các tổ chức cộng đồng.
 Quang cảnh hội thảo.
Các mô hình, hoạt động chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS được triển khai toàn diện, phong phú, cập nhật và hiệu quả, như: Xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm HIV; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, Buprenorphine; điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm (PrEP); mở rộng vả nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, điều trị ngay khi phát hiện nhiễm HIV; điều trị đồng nhiễm HIV với lao, viêm gan; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con...
Nhờ đó, tình hình dịch HIV với Việt Nam đã giảm khoảng 2/3 trong 10 năm qua. Khoảng trên 400.000 người tránh không bị nhiễm HIV và 150.000 người tránh không bị tử vong vì HIV/AIDS.
Tuy nhiên, hiện nay, HIV/AIDS vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan ngại như Việt Nam. Mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 người nhiễm HIV mới được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vả nhóm nghiện chích ma túy tăng nhanh. Độ bao phủ dịch vụ phòng chống HIV/AIDS còn hạn chế. Kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS dựa nhiều vào nguồn viện trợ nước ngoài nay đang bị cắt giảm.
Đáng mừng, từ năm 2019, BHYT bắt đầu tham gia chi trả thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS. Qua 6 tháng triển khai, đến nay đã có gần 40.000 bệnh nhân đang nhận thuốc ARV từ nguồn BHYT.
 Sự tham gia của khu vực tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong phòng chống HIV/AIDS
Bên cạnh việc huy động nguồn tài trợ từ Nhà nước, sự tham gia của khu vực tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong phòng chống HIV/AIDS. Trong những năm qua, khu vực tư nhân tham gia khá sâu rộng vào công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, giúp tăng khả năng tiếp cận của người sử dụng đến các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Các tổ chức cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các vật can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV, như phân phát bơm kim tiêm, bao cao su. Hiện nay, hơn 50% số vật dụng can thiệp này được cấp phát thông qua mạng lưới đồng đẳng viên và các tổ chức cộng đồng.
Hiện cả nước có khoảng 10.000 bệnh nhân khác đang điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế tư nhân, trong đó, có cả những cơ sở y tế tư nhân điều trị HIV/AIDS sử dụng thuốc ARV nguồn BHYT. Sự tham gia của y tế tư nhân đã góp phần tăng sự lựa chọn cho ngựời bệnh, đồng thời giúp mở rộng điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam.
Đáng chú ý, cả nước hiện có hơn 3.000 khách hàng đang điều trị PrEP (dự phòng tiền phơi nhiễm), trong đó hơn 70% sổ bệnh nhân này là điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân.
Các DN tư nhân trong nước cũng tham gia tích cực vào việc cung ứng thuốc, sinh phẩm xét nghiệm vả vật dụng phòng chống HIV/AIDS. Hiện nay, các DN trong nước đã cung ứng 100% các nhu cầu thuốc Methadone cho điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Thuốc ARV sử dụng nguồn BHYT cũng đã được các DN dược phẩm trong nước cung ứng. Vật phẩm can thiệp giảm hại như bơm kim tiêm, bao cao su cũng được mua trong nước... 
Thời gian tới, khi các nguồn viện trợ giảm dần, sự tham gia của khối tư nhân và eộng đồng ngày càng quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS. Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, sớm tiến hành rà soát tình hình thực tế. Đề xuất những giải pháp mới nhằm huy động nhiều hơn sự tham gia của cộng đồng và khu vực tư nhân, thực hiện mục tiêu 90-90-90, hướng đến kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.