Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mua hàng qua mạng ở Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - 2014 là năm "được mùa" của các website thương mại điện tử Việt Nam khi tổng doanh thu tăng gấp 2 lần so với năm 2013.

Theo báo cáo về Thương mại điện tử Việt Nam 2014 mới được Bộ Công Thương đưa ra, các giao dịch thông qua hình thức thương mại điện tử B2C (từ doanh nghiệp đến khách hàng) đã đạt con số kỷ lục 2,97 tỷ USD, cao gấp 2 lần so với năm 2013 cũng như chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.

Cũng theo báo cáo này, người Việt đã chịu chi tiền cho mua hàng trực tuyến hơn khi trong năm qua ước đạt 145USD/người. Trong đó các mặt hàng công nghệ và thời trang được chọn mua nhiều nhất với tỷ lệ lên đến 60% số lượng hàng hóa được tiêu thụ.
Mua hàng qua mạng đang dần trở thành phương thức mua bán được người Việt ưa chuộng
Mua hàng qua mạng đang dần trở thành phương thức mua bán được người Việt ưa chuộng
Bên cạnh đó thị trường thương mại điện tử Việt cũng có nhiều tín hiệu lạc quan khi lượng người mua hàng trực tuyến đã đạt tới 71%, tăng 10% so với 2013, mua qua mạng xã hội tăng lên 53%. Giá trị mua hàng từ 1 - 3 triệu đồng đạt 29%, mức 5 triệu đồng đạt 26%, đây là những con số rất khả quan nếu biết số người dùng internet tại Việt Nam chiếm tới 39% trong số hơn 93 triệu dân.

Tuy nhiên người tiêu dùng Việt Nam khi mua hàng trực tuyến vẫn chủ yếu lựa chọn thanh toán bằng tiên mặt với tỷ lệ 64%, trong khi đó thanh toán bằng ví điện tử và qua ngân hàng chỉ chiếm tỷ lệ lần lượt là 37% và 14%. Mặc dù vậy các phương pháp thanh toán tại các website thương mại điện tử vẫn chưa thực sự phong phú khi chỉ có 27% trong số này chấp nhận thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng như Visa, Master Card và 30% hỗ trợ thanh toán trực tuyến.

Với Top 10 website thương mại điện tử dẫn đầu thị trường thì các doanh nghiệp ngoại vẫn chiếm đa số, trong đó đáng chú ý là Lazada với vốn đầu tư từ Rocket Internet (Đức) đứng vị trí số 1khi chiếm 36,1% tổng doanh thu. Sự phân hóa của 10 đơn vị đứng đầu này càng ngày càng mạnh khi chiếm tới 59% doanh thu toàn thị trường, vượt xa các đơn vị nhỏ hơn.

Đứng số 2 là website Sendo của FPT với doanh thu cực kỳ ấn tượng chiếm 14,4% doanh thu toàn thị trường. Được biết, một trong những yếu tố chính tạo nên thành công của Sendo đó là việc mua lại website 123mua của VNG hồi tháng 7 vừa qua với giá trị ước tính khoảng hơn 5 tỷ đồng.