Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mưa lũ gây sạt lở Đèo Cả, đường sắt ách tắc giao thông

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chiều 31.10, Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, kết hợp với đới gió đông, trong 4 ngày qua trên địa bàn các tỉnh Nam Trung bộ từ Phú Yên đến Ninh Thuận đã có mưa to đến rất to

KTĐT - Chiều 31.10, Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, kết hợp với đới gió đông, trong 4 ngày qua trên địa bàn các tỉnh Nam Trung bộ từ Phú Yên đến Ninh Thuận đã có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 100 - 150mm, có nơi trên 250mm.

Do mưa to liên tục từ tối 30-31.10, nên lũ lớn đã xuất hiện trên một số con sông từ Phú Yên đến Ninh Thuận. Mực nước lúc 10 giờ sáng ngày 31.10 trên sông Bánh Lái tại Hòa Mỹ Tây: 10,2m; sông Dinh tại Ninh Hòa: 5,56m, trên báo động 3: 0,06m; trên sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng: 10,80m, dưới báo động 3: 0,20m; trên sông Cái Phan Rang tại Tân Mỹ: 38,93m, trên báo động 3: 0,93m; tại Phan Rang: 4,76m, trên báo động 3: 0,26m. 

Mưa lớn và lũ đã gây ra một số thiệt hại ban đầu:

* Tại Phú Yên:

Tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Cả bị gián đoạn giao thông tại Km 1360+900 do sạt lở 1,5km taluy dương với khối lượng đất đá khoảng 1.500m3, làm lấp ½ mặt đường. Sau khi sự cố xảy ra vào tối 30.10, ngay trong đêm 30.10, lực lượng chức năng đã tổ chức điều tiết giao thông; đưa phương tiện cơ giới cào, xúc đất đá giải phóng mặt đường cho thông xe một chiều. Tuy nhiên, do mưa lớn tiếp tục kéo dài, đất đá tiếp tục sạt lở, nên đến trưa nay (31.10) giao thông qua đoạn đèo này vẫn chưa thể thông xe hai chiều.

Các lực lượng chức năng huyện Đông Hòa (Phú Yên) đang tìm kiếm xác ông Cư bị lũ cuốn mất tích
Các lực lượng chức năng huyện Đông Hòa (Phú Yên) đang tìm kiếm xác ông Cư bị lũ cuốn mất tích
Công ty TNHH Một thành viên quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên đang khắc phục điểm sạt lở tại Đèo Cả
Công ty TNHH Một thành viên quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên đang khắc phục điểm sạt lở tại Đèo Cả
Các trường học đều ngập sâu trong nước nên hàng ngàn học sinh các huyện Tây Hòa, Đông Hòa phải nghỉ học.
Các trường học đều ngập sâu trong nước nên hàng ngàn học sinh các huyện Tây Hòa, Đông Hòa phải nghỉ học.

Mưa to trong những ngày qua nên một số tuyến đường huyện đã bị tắc giao thông. Trên ĐT 644 từ TX Sông Cầu lên xã Đa Lộc (huyện Đồng Xuân), tại tràn Sông Mun, Kỳ Đu, Bình Nông nước ngập sâu từ 0,6-0,7m. ĐT67 từ xã Xuân Phước đi xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) cũng bị tắc giao thông tại đường tránh qua cầu Suối Tía. Tràn Bà Sao trên ĐT645 nối huyện Tây Hòa và huyện Sông Hinh bị nước ngập sâu gần 1m, chia cắt giao thông về huyện miền núi Sông Hinh. ĐT642 đoạn từ km 34+400 đến km 37+500 đi qua xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa bị tắc giao thông từ ngày 29/10 đến nay và khả năng tiếp tục bị ngập sâu. Tuyến tỉnh lộ ĐT 642 có Tràn sông Cô tại Km14+400 nước ngập 0,3 m; từ Km34+000-Km 36+000 nền, mặt đường bị sình, lún, đi lại khó khăn.

Hàng trăm chiếc xe bị ách tắc trên Đèo cả do sạt lở.
Hàng trăm chiếc xe bị ách tắc trên Đèo cả do sạt lở.
Ngập lũ ở Hòa Thịnh (huyện Tây Hòa)
Ngập lũ ở Hòa Thịnh (huyện Tây Hòa)
Các lực lượng chức năng đang cứu hộ dân ở vùng lũ Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, Phú Yên.
Các lực lượng chức năng đang cứu hộ dân ở vùng lũ Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, Phú Yên.
Các trường học đều ngập sâu trong nước nên hàng ngàn học sinh các huyện Tây Hòa, Đông Hòa phải nghỉ học.
Các trường học đều ngập sâu trong nước nên hàng ngàn học sinh các huyện Tây Hòa, Đông Hòa phải nghỉ học.

Hiện mực nước sông Bánh Lái đoạn qua huyện Tây Hòa đã vượt mức báo động cấp 3, lũ dâng ngập nhiều khu dân cư, các xã Hòa Thịnh, Hòa Mỹ, Hòa Đồng đã bị cô lập hoàn toàn, hàng ngàn ngôi nhà bị chìm sâu trong nước. Sáng 31.10, các lực lượng chức năng đã sơ tán hơn 800 hộ tại các địa phương này lên các vùng cao tránh lũ. Lũ cũng đã nhấn chìm nhiều khu dân cư thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa. Đến trưa 31.10, các lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm thấy tung tích ông Phạm Đình Cư (53 tuổi, ở thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa) bị mất tích trưa 30.10 khi đang bơi xuồng lùa trâu bị lũ cuốn trôi ở địa phương này...

* Tại Khánh Hòa:

Đến trưa 31.10, hơn 120 công nhân đường sắt Khánh Hòa, của Công ty Cổ phần Công trình 6 (Hà Nội – đơn vị đang sửa chữa nâng cấp đường tàu đoạn từ Phú Yên đến Khánh Hòa) và cán bộ chiến sĩ công binh Đại đội 19 Khánh Hòa vẫn chưa thể khắc phục xong đoạn đường sắt bị đất đá sạt lở bồi lấp tại Km 1230+470. Trước đó, vào 16 giờ ngày 31.10, hơn 80 m3 đất đá đã đổ ập xuống đường sắt, trong đó có nhiều tảng đá to trên 50m3 nằm ngay trên đường tàu chạy. Mưa to cũng gây ngập một số tuyến đường sắt Bắc Nam tại 7 điểm làm ách tắc giao thông đường sắt, nhiều đoàn tàu phải nằm tại các ga thuộc  2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Các chiến sĩ công binh thuộc Đại đội 19 (Khánh Hòa) đang khoan đá để đặt mìn nổ đá lấp trên đường sắt.
Các chiến sĩ công binh thuộc Đại đội 19 (Khánh Hòa) đang khoan đá để đặt mìn nổ đá lấp trên đường sắt.
Công ty quản lý đường sắt Khánh Hòa huy động trên 100 công nhân đang khắc phục đường sắt bị đá bồi lấp tại Km 1230+470
Công ty quản lý đường sắt Khánh Hòa huy động trên 100 công nhân đang khắc phục đường sắt bị đá bồi lấp tại Km 1230+470
Công nhân đường sắt phải dùng sức lăn từng viên đá bị lấp trên đường sắt.
Công nhân đường sắt phải dùng sức lăn từng viên đá bị lấp trên đường sắt.

Ông Trần Kỳ Thạnh, Trưởng ga Tuy Hòa (Phú Yên) cho biết: sáng 31.10, ga đã huy động 12 ô tô chuyển tải 350 hành khách trên hai đoàn tàu khách SH1 từ Huế đi TP.HCM và SQN1 từ Quy Nhơn đi TP.HCM do phải phải nằm lại ga Tuy Hòa từ chiều 30.10. Hơn 350 hành khách trên hai đoàn tàu TN2, SE8 đi các tỉnh, thành phía Bắc bị nằm tại ga Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) cũng đang được chuyển tải ra ga Tuy Hòa. Cũng theo ông Thạnh, từ tối 30.10 đến 8 giờ 20 phút sáng 31.10, đã có 6 đoàn tàu đang đậu tại các ga Chí Thạnh, La Hai, Phước Lãnh và Tuy Hòa thuộc cung đường Phú Yên với tổng cộng 1.222 hành khách

Tại Khánh Hòa, mưa to liên tục làm nước các sông lên mức báo động 3, nhiều tuyến đường ở thành phố Nha Trang ngập sâu từ 0,5-1m khiến giao thông nội thành tê liệt. Mưa to làm sập 25 căn nhà của người dân vùng ven sông Cái-Nha Trang.

Tại huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa, đã có 5 xã bị ngập sâu 0,5-1m. Một số tuyến đường tỉnh lộ như: tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 9 bị ngập sâu 0,5-0,8m. Tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức cứu hộ 2 hộ dân vùng hạ du Tràn Suối Võ Giồ đến nơi an toàn, xã Cầu Bà (Khánh Vĩnh) đang triển khai di dời dân một số hộ vùng ngập lụt. Một số cầu xung yếu bị ngập như cầu Lùng, cầu Diên Lâm (Diên Khánh), cầu Tha Mang (Khánh Sơn). Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đang chỉ đạo các lực lượng quân đội, dân quân  giúp ngư dân  neo đậu lại tàu thuyền tránh trôi dạt, va đập. Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa điều tiết việc xả lũ ở các hồ chứa lớn như Am Chúa, Suối Dầu, hồ Láng Nhớt cho phù hợp không gây ngập lũ cho vùng hạ du. Riêng hồ chứa Suối Dầu đã xả 220 ly.

* Tại tỉnh Ninh Thuận:

Trên quốc lộ 1A và quốc lộ 27 qua huyện Thuận Bắc, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận có 5 vị trí bị nước lũ tràn qua đường gây ngập sâu từ 0,1-0,5m. Lực lượng công an và các lực lượng xung kích đã tổ chức  ứng  trực hướng dẫn giao thông an toàn. Hiện đã có 18 xã của 4 huyện, thành phố bị ngập sâu từ 0,4 đến 0,6m (Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Bắc, Phan Rang). Đã tổ chức di dời 451 hộ dân đến nơi an toàn. Cụ thể: Thuận Bắc: 55 hộ, Ninh Hải: 41 hộ, Ninh Phước: 335 hộ, Thuận Nam: 20 hộ.

PV Laodong.com.vn đã ghi lại một số hình ảnh khắc phục thiệt hại mưa lũ tại các tỉnh Nam Trung bộ.