KTĐT - Văn phòng Ngân sách của Quốc hội mới đây dự đoán thâm hụt ngân sách năm nay sẽ vào khoảng 1.500 tỷ USD.
Mặc dù không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích, song với mức thâm hụt ngân sách liên bang trong tháng 2/2011 lên tới 222,5 tỷ USD - mức tăng hàng tháng cao nhất trong lịch sử, cuộc tranh cãi của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ về kế hoạch cắt giảm ngân sách dường như đang bị "đổ thêm dầu vào lửa."
Giới phân tích kinh tế cho rằng số liệu được công bố ngày 10/3 này là bằng chứng mới nhất về mức thâm hụt ngân sách đang phình to của nền kinh tế đầu tàu thế giới, đồng thời dự đoán thâm hụt trong cả năm 2011 cũng sẽ leo lên mức kỷ lục mới.
Văn phòng Ngân sách của Quốc hội mới đây dự đoán thâm hụt ngân sách năm nay sẽ vào khoảng 1.500 tỷ USD. Nếu dự đoán này chính xác, năm 2011 sẽ là năm thứ ba liên tiếp ngân sách của cường quốc số một thế giới bị thâm hụt trên 1.000 tỷ USD.
Bên cạnh đó, giới phân tích cũng nhấn mạnh thâm hụt ngân sách không ngừng gia tăng của Mỹ cho thấy tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính đối với nguồn thu của chính phủ và mặt trái của chính sách "bơm" tiền của Nhà Trắng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định hệ thống tài chính.
Trong năm tháng đầu năm tài khóa 2011 (sẽ kết thúc vào 30/9 tới), tổng thu của Chính phủ Mỹ đạt 869 tỷ USD, cao hơn 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chi tiêu lên tới 1.510 tỷ USD, tăng 4%.
Một trong những nguyên nhân chính khiến chi tiêu tăng mạnh là do việc trả lãi các khoản nợ công, khoảng 94,5 tỷ USD, cao hơn 9,3% so với tài khóa trước.
Hiện các nghị sỹ của hai đảng vẫn đang tranh cãi về kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ trong tài khóa 2011, theo đó kế hoạch ngân sách do các nghị sỹ đảng Dân chủ đề xuất vẫn còn "vênh" khoảng 50 tỷ USD so với kế hoạch của đảng Cộng hòa.
Ngày 9/3, trong một động thái mang tính biểu trưng nhằm lôi kéo các nghị sỹ của hai đảng hướng tới một sự thỏa hiệp, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ kế hoạch cắt giảm chi tiêu của cả hai đảng.
Cũng trong ngày 10/3, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố báo cáo cho thấy thâm hụt thương mại của nước này trong tháng Giêng vừa qua đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tháng gần đây do kim ngạch nhập khẩu và giá dầu tăng.
Theo bộ trên, nước Mỹ bước vào năm 2011 với mức thâm hụt thương mại lên tới 46,3 tỷ USD, tăng 15,1 %, là mức thâm hụt cao nhất kể từ tháng 6/2010 và cao hơn nhiều so với mức dự báo 41,5 tỷ USD của giới phân tích.
Do nền kinh tế đã bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là giá dầu tăng, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ trong tháng Giêng đã tăng 5,2% so với một tháng trước đó, lên mức 214,1 tỷ USD. Đây là tháng thứ tư liên tiếp kim ngạch nhập khẩu của Mỹ tăng.
Trong khi đó, mặc dù xuất khẩu một lượng lớn hàng hóa, song kim ngạch xuất khẩu của Mỹ trong tháng Giêng vẫn tăng chậm hơn, khoảng 2,7%, đạt 167,7 tỷ USD. Tuy vậy, đây vẫn là một tin tốt đối với Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, vốn đang nỗ lực tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu của Oasinhtơn vào năm 2015 nhằm tạo thêm nhiều việc làm trong nước./.
Giới phân tích kinh tế cho rằng số liệu được công bố ngày 10/3 này là bằng chứng mới nhất về mức thâm hụt ngân sách đang phình to của nền kinh tế đầu tàu thế giới, đồng thời dự đoán thâm hụt trong cả năm 2011 cũng sẽ leo lên mức kỷ lục mới.
Văn phòng Ngân sách của Quốc hội mới đây dự đoán thâm hụt ngân sách năm nay sẽ vào khoảng 1.500 tỷ USD. Nếu dự đoán này chính xác, năm 2011 sẽ là năm thứ ba liên tiếp ngân sách của cường quốc số một thế giới bị thâm hụt trên 1.000 tỷ USD.
Bên cạnh đó, giới phân tích cũng nhấn mạnh thâm hụt ngân sách không ngừng gia tăng của Mỹ cho thấy tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính đối với nguồn thu của chính phủ và mặt trái của chính sách "bơm" tiền của Nhà Trắng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định hệ thống tài chính.
Trong năm tháng đầu năm tài khóa 2011 (sẽ kết thúc vào 30/9 tới), tổng thu của Chính phủ Mỹ đạt 869 tỷ USD, cao hơn 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chi tiêu lên tới 1.510 tỷ USD, tăng 4%.
Một trong những nguyên nhân chính khiến chi tiêu tăng mạnh là do việc trả lãi các khoản nợ công, khoảng 94,5 tỷ USD, cao hơn 9,3% so với tài khóa trước.
Hiện các nghị sỹ của hai đảng vẫn đang tranh cãi về kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ trong tài khóa 2011, theo đó kế hoạch ngân sách do các nghị sỹ đảng Dân chủ đề xuất vẫn còn "vênh" khoảng 50 tỷ USD so với kế hoạch của đảng Cộng hòa.
Ngày 9/3, trong một động thái mang tính biểu trưng nhằm lôi kéo các nghị sỹ của hai đảng hướng tới một sự thỏa hiệp, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ kế hoạch cắt giảm chi tiêu của cả hai đảng.
Cũng trong ngày 10/3, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố báo cáo cho thấy thâm hụt thương mại của nước này trong tháng Giêng vừa qua đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tháng gần đây do kim ngạch nhập khẩu và giá dầu tăng.
Theo bộ trên, nước Mỹ bước vào năm 2011 với mức thâm hụt thương mại lên tới 46,3 tỷ USD, tăng 15,1 %, là mức thâm hụt cao nhất kể từ tháng 6/2010 và cao hơn nhiều so với mức dự báo 41,5 tỷ USD của giới phân tích.
Do nền kinh tế đã bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là giá dầu tăng, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ trong tháng Giêng đã tăng 5,2% so với một tháng trước đó, lên mức 214,1 tỷ USD. Đây là tháng thứ tư liên tiếp kim ngạch nhập khẩu của Mỹ tăng.
Trong khi đó, mặc dù xuất khẩu một lượng lớn hàng hóa, song kim ngạch xuất khẩu của Mỹ trong tháng Giêng vẫn tăng chậm hơn, khoảng 2,7%, đạt 167,7 tỷ USD. Tuy vậy, đây vẫn là một tin tốt đối với Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, vốn đang nỗ lực tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu của Oasinhtơn vào năm 2015 nhằm tạo thêm nhiều việc làm trong nước./.