Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Năm 2010: Áp lực đè nặng ngân hàng Việt

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hệ thống nhà băng Việt Nam phải đối mặt với sự hội nhập ồ ạt từ những ngân hàng nước ngoài.

KTĐT - Thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hệ thống nhà băng Việt Nam phải đối mặt với sự hội nhập ồ ạt từ những ngân hàng nước ngoài.

Đó là sự cạnh tranh, chi phối của ngân hàng nước ngoài; tiềm ẩn về lạm phát, tỷ giá, mất cân đối cán cân thương mại; dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn...

Tại hội thảo "Ngân hàng Việt Nam vượt qua khủng hoảng, hướng đến tương lai" hôm qua, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM đánh giá nhà băng ngoại có ưu thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ năng, quản trị nguồn nhân lực... Cho nên, đây sẽ là một thử thách lớn cho hoạt động của ngân hàng trong nước. Chưa kể, chứng khoán, vàng, quỹ đầu tư... cũng sẽ cạnh tranh với ngân hàng để vét tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hệ thống nhà băng Việt Nam phải đối mặt với sự hội nhập ồ ạt từ những ngân hàng nước ngoài. Diễn biến này tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi khả năng quản trị của các nhà băng trong nước phải cao và hiệu quả hơn nữa.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước, Tiến sĩ Dương cho rằng nhiều nhà băng chưa có tầm nhìn chiến lược, chủ yếu mang tính ngắn hạn bởi những biểu hiện mang tính "chộp giật" bất chấp rủi ro hệ thống. Ví dụ như khi đã đạt trần lãi suất cho vay, huy động, có ngân hàng đặt ra các mức phí khác, đẩy phần lãi thực tế lên cao. Hơn nữa, các nhà băng hiện chú trọng đến việc cung ứng những dịch vụ mà mình có, chứ chưa quan tâm xem khách hàng cần thêm những điều gì. Việc gửi tiền lên các vùng núi, vùng sâu, vùng xa thông qua dịch vụ của ngân hàng vẫn còn rất khó khăn, là minh chứng cho trường hợp này.

Không tránh khỏi sự cạnh tranh với các ngân hàng ngoại, song Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu Lý Xuân Hải cho rằng tiến độ thâm nhập của nhà băng nước ngoài sẽ không ồ ạt, bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn đó. "Cho nên, đây là thời cơ để các ngân hàng nội vươn lên, nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần nhiều hơn nữa, tạo tiềm lực mạnh để đủ sức bước vào cuộc chiến không tránh khỏi".

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng chia sẻ những dự báo về cơ hội và thách thức cho các ngân hàng Việt Nam năm 2010. Theo ông, căng thẳng thanh khoản ngoại tệ có giảm nhưng vẫn còn, do vẫn còn hỗ trợ lãi suất vốn đầu tư trung, dài hạn cũng như hỗ trợ lãi suất ngành nông nghiệp. Tỷ giá chính thức và tự do cũng được dự báo sẽ có chênh lệch khá cao.

Lãi suất cơ bản năm 2010, theo ông Nghĩa có khả năng sẽ thay đổi theo hướng tự do hóa lãi suất, tức dỡ bỏ trần lãi suất. Theo đó, lãi suất huy động và cho vay được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên.

Khi các ưu đãi về thuế chấm dứt, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, các ngân hàng quốc tế tiếp tục tham gia vào thị trường Việt Nam và những cam kết WTO và AFTA, khiến cho cuộc canh tranh gay gắt hơn.