Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Năm 2010 thị trường bán lẻ sôi động

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong quý 4, tại Hà Nội không có dự án mặt bằng bán lẻ mới nào được công bố, tuy nhiên các thương hiệu quốc tế và hoạt động nhượng quyền thương hiệu lại rất sôi động.

KTĐT - Trong quý 4, tại Hà Nội không có dự án mặt bằng bán lẻ mới nào được công bố, tuy nhiên các thương hiệu quốc tế và hoạt động nhượng quyền thương hiệu lại rất sôi động.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, kinh doanh bán lẻ tăng với tốc độ trung bình khoảng 23%/năm. Theo đánh giá về sự phát triển thị trường bán lẻ toàn cầu của công ty tư vấn thị trường bán lẻ A.T. Kearney - USA vừa được công bố, Việt Nam xếp thứ 4/30 quốc gia hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ nước ngoài.

Các dự án thương mại tại khu vực ngoài trung tâm, nhờ nguồn cầu được cải thiện nên tỷ lệ trống đã giảm xuống mức 31%, tuy nhiên ngoài Parkson và Big C, hầu hết các trung tâm thương mại ngoài khu vực trung tâm đều vẫn có tỷ lệ trống tương đối cao. Năm 2010 dự báo sẽ là một năm thịnh vượng của thị trường bán lẻ.

Giá thuê tại các trung tâm thương mại trong khu vực trung tâm dự kiến tăng, mặc dù mô hình cửa hàng mặt phố được cải tạo cũng sẽ tiếp tục thu hút nhu cầu và hạn chế khả năng tăng giá thuê.

Mặc dù không có kỳ vọng về tăng giá thuê tại các trung tâm thương mại ngoài khu vực trung tâm, nhu cầu tiếp tục tăng, các văn phòng mở rộng và ngày càng có nhiều tháp căn hộ sẽ cải thiện điều kiện cho thị trường mặt bằng bán lẻ, đặc biệt là những dự án dọc trục Phạm Hùng, khu vực mà CBRE kỳ vọng sẽ có sự giảm tỷ lệ trống xuống mức hợp lý (<15%). Với chỉ 38.500 m2 nguồn cung mới trong năm 2010, hầu hết có vị trí ngoài khu vực trung tâm, các dự án hiện tại buộc phải cải thiện vị thế của họ trên thị trường.

Các thương hiệu quốc tế cao cấp đã nhanh chóng chiếm những vị trí cuối cùng tại các khu trung tâm thương mại tại khu vực trung tâm, trong khi đó nhiều chuỗi nhà hàng ẩm thực đã nhanh chóng mở thêm cửa hàng tại các căn nhà mặt phố được cải tạo lại trên phạm vi toàn thành. Việc thiếu nguồn cung dẫn đến giá thuê mặt bằng bán lẻ tại khu vực trung tâm tăng nhẹ đối với các hợp đồng thuê gia hạn.

Một dự án tại khu vực trung tâm tương đối có triển vọng là dự án tái cơ cấu Tràng Tiền Plaza. Tại vị trí đắc địa nhất trung tâm Hà Nội, trung tâm thương mại này hoạt động không mấy hiệu quả do trình độ quản lý yếu kém và chiến lược quy hoạch khách thuê chưa tốt.

Dự báo thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội sẽ có các mức giá thuê cao do nhu cầu tăng từ các thương hiệu quốc tế cao cấp trong quý tới.