Mục tiêu đến năm 2025 là 100% các bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, đô thị thông minh cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
100% tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bảo hiểm xã hội, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, tài chính nhà nước khác xây dựng và triển khai các kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin cho cán bộ, nhân viên và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người sử dụng dịch vụ.Trên 80% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chương trình hàng năm tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng; 50% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chương trình hàng năm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn khả năng đọc tin, tư duy phê phán, phản biện về các thông tin sai lệch trên mạng nhằm tạo dựng một thế hệ mới có tư duy và sử dụng hiệu quả, tích cực trên không gian mạng;...6 nhiệm vụ và giải pháp Đề án đưa ra 6 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm: 1- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tại các cơ sở giáo dục; 2- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội; 3- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin qua các hệ thống thông tin cơ sở; 4- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin qua các phương thức khác; 5- Xây dựng nội dung tuyên truyền về bảo đảm an toàn thông tin cho các nhóm đối tượng người cao tuổi và thanh thiếu niên; 6- Định hướng nội dung, hoạt động và xây dựng, biên tập các tài liệu tuyên truyền thuộc phạm vi của Đề án. Trong đó, cần rà soát chương trình, nội dung, thời lượng giảng dạy và biên tập tài liệu, hướng dẫn giáo dục về an toàn thông tin lồng ghép vào môn tin học, hoạt động ngoại khóa phù hợp với lớp học, cấp học (từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông), bảo đảm:- Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn học sinh tương tác an toàn trên không gian mạng, phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin;- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn học sinh khả năng tự đọc tin, phân biệt được nội dung an toàn có thể tiếp cận và loại bỏ những nội dung, thông tin sai lệch, thông tin vi phạm pháp luật.Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng dưới các hình thức trực quan, dễ hiểu, sinh động theo lứa tuổi. Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin cho các nhóm đối tượng khác nhau là học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức các cuộc thi thiết kế áp phích (poster), thiết kế mô hình, các video đa phương tiện, mã hóa an toàn và xâm nhập ứng dụng web cho các đối tượng từ trung học cơ sở tới đại học; thực hiện tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu cơ hội việc làm, tiềm năng, cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng tại các cơ sở giáo dục.Cũng theo Đề án, sẽ thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin; lan truyền những kiến thức, hành động, thông tin tích cực, định hướng thông tin cho người dùng, tránh ảnh hưởng của thông tin vi phạm pháp luật; kết nối đa kênh, đa nền tảng.Sản xuất nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế,… để đăng, phát trên các trang mạng xã hội, các kênh, nền tảng khác nhau và trên phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức chương trình trò chơi trên truyền hình (gameshow), cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin trên các kênh truyền hình, trong đó lồng ghép các nội dung về an toàn thông tin...