|
Nếu chúng ta làm tốt gói hỗ trợ này, sẽ làm ấm phân khúc nhà ở xã hội, từ đó kích thích phân khúc nhà ở trung bình; tạo sự lan tỏa dần dần đến thị trường bất động sản, chứ đừng nghĩ rằng có thể làm "bật" thị trường bất động sản lên ngay.
Vậy theo ông, trước mắt cần có giải pháp gì?
- Việc người dân chưa tiếp cận được vốn do thủ tục, giấy tờ xác nhận rất khó khăn, đây là việc phải hướng dẫn lại thật cụ thể, đặc biệt với hợp đồng tay ba giữa ngân hàng, người vay và doanh nghiệp bán nhà. Trong đó cam kết, tiền mua nhà là do ngân hàng chuyển trả và nhà đó dùng để thế chấp lại ngân hàng và ngân hàng sẽ có trách nhiệm giám sát nhà. Theo tôi, các địa phương nên dùng các quỹ như quỹ như phát triển nhà ở làm trung gian, đứng giữa ngân hàng và người dân trong thẩm định, từ đó mới có thể tháo gỡ được khó khăn.
Để người có nhu cầu có chỗ ở, theo ông, về lâu dài nên phát triển nhà ở theo hướng nào?
- Về lâu dài, nên thay đổi quan điểm là tạo điều kiện cho mọi người có nhà ở, chứ không phải ai cũng sở hữu được nhà ở. Từ đó, nhà nước nên xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp thuê. Bởi thực tế người thu nhập thấp cũng khó mua được nhà. Cùng với đó, cần giải quyết những vấn đề của thị trường bất động sản phải đi từ gốc, có nghĩa là phải biết nhu cầu thị trường đang cần phân khúc nào.
Sắp tới khi sửa Luật Nhà ở, tôi cũng đề xuất sửa khái niệm nhà ở xã hội. Hiện chúng ta cứ nghĩ nhà cho người thu nhập thấp là nhà ở xã hội. Nhưng thực ra, nhà ở xã hội phải hiểu là loại nhà Nhà nước xây để cho những người không có gia cư, thu nhập thấp thuê. Còn lại, nhà để bán là nhà ở theo dạng phổ thông, tức là phù hợp với sức mua của đại đa số người dân. Nhưng trong thời gian vừa rồi, thị trường bất động sản toàn hạng sang, mà khách hàng thì cần hạng phổ thông hơn. Đấy là một điều phải thay đổi.
Xin cảm ơn ông!