Nội địa hóa còn thấp
Báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy, hiện, tổng số DN sản xuất liên quan đến ô tô tại Việt Nam là 358 DN, trong đó có 214 DN sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô (trong khi ở Malaysia là 385 DN và Thái Lan là 2.500 DN).Thực tế cho thấy, công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số nhóm linh kiện, phụ tùng đơn giản như: Thùng xe, nhíp lò xo, ống xả, ruột két nước… Theo các chuyên gia kinh tế, có như vậy là do ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết; chất lượng sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô thiếu sự đa dạng, giá thành ở mức cao. Điều này khiến tỷ lệ nội địa hóa trên các dòng ô tô sản xuất tại Việt Nam khá thấp.
Để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô, trong thời gian tới, Bộ Công Thương nên đẩy mạnh triển khai hoạt động thúc đẩy liên kết giữa DN công nghiệp hỗ trợ với DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Đối với ngành ngân hàng, cần xác định công nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực ưu tiên, qua đó chỉ đạo các tổ chức tín dụng hỗ trợ DN tiếp cận vốn vay và gói tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ. Phó Viện trưởng CIEM Nguyễn Thị Tuệ Anh |
Cụ thể, với dòng ô tô dưới 9 chỗ ngồi từng được đặt mục tiêu nội địa hóa 40% vào năm 2005 và tăng lên 60% vào năm 2010. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đạt bình quân từ 7 - 10%, một số dòng xe do Trường Hải (THACO) lắp ráp đạt tỷ lệ nội địa hóa 15 - 18%. Ngay cả dòng xe du lịch như Toyota Innova - dòng xe đạt tỷ lệ nội địa hóa cao nhất hiện nay - cũng mới đạt tỷ lệ nội địa hóa 37%. Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hoá trên sản phẩm xe du lịch tại Thái Lan là 85%, tại Indonesia là 80%, tại Malaysia là 75%.Phó Trưởng phòng Công nghiệp chế biến chế tạo (Cục Công nghiệp) Lương Đức Toàn cho biết: Theo tính toán của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), do tỷ lệ nội địa hóa thấp nên chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn gần 20% so với các quốc gia trong khu vực. Điều này khiến giá bán ô tô trong nước khó cạnh tranh với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN.Cần sự hỗ trợ để bứt pháNói về nguyên nhân khiến tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực, Giám đốc Trung tâm phát triển DN công nghiệp hỗ trợ (SIDEC) - TS Trương Thị Chí Bình nêu rõ: Hiện quy mô thị trường còn quá thấp khi sản lượng tiêu thụ ô tô những năm gần đây chỉ khoảng dưới 300.000 xe/năm. Con số này lại phân bổ vào rất nhiều dòng xe khác nhau. Trong khi về lý thuyết, mỗi mẫu xe muốn gia tăng tỷ lệ nội địa hóa phải đạt sản lượng tối thiểu 50.000 xe/năm. Quy mô thị trường khá nhỏ của ô tô lắp ráp trong nước kéo theo ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô không thể phát triển. Bên cạnh đó, quan hệ giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp phụ tùng linh kiện còn rời rạc… Tất cả những nguyên nhân đó hình thành nên chiếc vòng luẩn quẩn khiến công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam khó lớn.Tại hội thảo, các DN hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ có chung ý kiến: Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô đang đối mặt với nhiều thách thức, từ nội lực của DN và cả chính sách. Vì vậy, để đưa ngành công nghiệp ô tô phát triển, đòi hỏi Chính phủ có chính sách hỗ trợ các DN sản xuất trong nước theo hướng rõ ràng, minh bạch và có lộ trình đủ dài để các DN yên tâm đầu tư. Phó Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam Shinjiro Kajikawa cho rằng: Nhà nước Việt Nam cần sớm thông qua những định hướng, chủ trương như hỗ trợ đầu tư phát triển khuôn mẫu, giúp thị trường nhanh chóng tăng trưởng và nội địa hóa diễn ra một cách mạnh mẽ.Cũng theo kiến nghị của các DN và chuyên gia kinh tế, để ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển mạnh mẽ, qua đó đẩy nhanh tốc độ nội địa hóa ô tô, Nhà nước cần xây dựng chính sách hỗ trợ DN đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí dài hạn, bởi đầu tư vào các lĩnh vực này đòi hỏi nhiều vốn và thời gian thu hồi vốn cũng dài hơn các ngành khác.