Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ngao ngán chờ “đại gia” sắm lan Tết

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Không chỉ địa lan có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan mà lan Đà Lạt năm nay cũng chịu chung cảnh rớt thảm. Nhìn vào số lượng bán ra, nhiều chủ hàng không khỏi ngỡ ngàng.

KTĐT - Không chỉ địa lan có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan mà lan Đà Lạt năm nay cũng chịu chung cảnh rớt thảm. Nhìn vào số lượng bán ra, nhiều chủ hàng không khỏi ngỡ ngàng.

Lượng địa lan bán ra năm nay tại các nhà vườn giảm mạnh. Nhiều nơi chỉ bằng 1/10 so với cùng kỳ, khiến các chủ vườn ngao ngán.

Sức tiêu thụ chậm và giảm rõ rệt đang là nỗi lo lắng của rất nhiều người kinh doanh mặt hàng này.

 
Ngao ngán chờ “đại gia” sắm lan Tết - Ảnh 1

Trước bán được 10 thì nay chỉ 1.


Chị Nam, chủ gian hàng Nam Đô tại đường Hoàng Hoa Thám còn nhớ, ngày 23 Tết năm ngoái, nhà chị bán được vài chục chậu lan, thì con số hiện tại chỉ là… vài chậu.

Tương tự, anh Hoàng Văn Hùng tại cửa hàng 594 cũng trên phố này so sánh: “Nếu ngày này năm ngoái, mình bán được hơn 60 chậu thì năm nay mới được 30 đến 40 chậu”.

Sức tiêu thụ rất chậm cũng được chị Nguyễn Minh Phú, vườn cây cảnh Thăng Long tại đường Huỳnh Thúc Kháng và anh Nam, chủ cửa hàng địa lan nhỏ trên phố Ngọc Khánh chia sẻ.

Lý giải thực tế này, nếu như chị Minh cho rằng, do cầu của thị trường đã bão hòa thì anh Nam nhấn mạnh, nguyên nhân chính vẫn là thời tiết nóng nực khiến lan nở sớm, cùng tâm lý ngại chơi hoa đã nở của người dân.

Không chỉ địa lan có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan mà lan Đà Lạt năm nay cũng chịu chung cảnh rớt thảm. Nhìn vào số lượng bán ra, nhiều chủ hàng không khỏi ngỡ ngàng.
 
Ngao ngán chờ “đại gia” sắm lan Tết - Ảnh 2

“Người chơi hoa năm nay thường đợi đến thời điểm gần Tết mới mua, khi đó, giá lan sẽ hạ hơn nhiều. Lúc đó hy vọng lượng khách sẽ tăng lên” - anh Minh Khánh, vườn địa lan trong Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô trông đợi.


Tại gian hàng mang tên vườn Lan Đà Lạt trên phố Nguyên Hồng, anh Minh, chủ cửa hàng lắc đầu tính toán, so với cùng thời điểm này năm ngoái, lượng hàng bán ra hiện tại chỉ được 1/10.

“Đại gia Hà Nội đi đâu hết cả?” - vợ anh Minh thốt lên than thở. Theo suy đoán của vợ chồng anh, người dân chưa lĩnh thưởng Tết và họ có vẻ tiết kiệm tiêu xài hơn là nguyên do chính của tình trạng này.

Một yếu tố nữa, theo chủ vườn Thủy Lan trên đường Hoàng Hoa Thám, lan Đà Lạt sở dĩ khó bán là do nguồn cung ít, giá cả đã đắt gấp đôi năm ngoái. Lường trước tình hình này, phần lớn chủ vườn từ đầu vụ đã phải tăng cường hơn lượng hàng từ Trung Quốc.

Địa lan cho ngày Tết khá đa dạng về chủng loại như Cam lửa, Xanh thơm, Tím hột, Ba râu, Vầng trăng… Giá mỗi cành dao động từ 200.000 đến gần 2 triệu đồng. Đắt nhất hiện nay là Cam Lửa với giá từ 1-1,7 triệu đồng/cành; rẻ nhất là vàng lưỡi đỏ khoảng 200.000 đồng.

Một chậu cây thường từ 3 đến 6 cành, như vậy, giá thấp nhất cũng khoảng 600.000 đồng/chậu lan, cao thì lên tới chục triệu đồng/chậu.

Ngao ngán chờ “đại gia” sắm lan Tết - Ảnh 3

Lan là loại hoa kén người chơi.

Trên thị trường hiện địa lan có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tuy nhiên, giới kinh doanh đúc rút, địa lan Đà Lạt vẫn đẹp và đắt giá nhất.

Đặc điểm khác biệt giữa địa lan Đà Lạt và địa lan Trung Quốc là sắc lan Đà Lạt đẹp, thân dài hơn, nụ nhỏ, lá cây mỏng và chơi bền. Trong khi địa lan Trung Quốc có thân ngắn, lá dày và xanh như được nhuộm, thời gian chơi Tết ngắn hơn lan Đà Lạt.