Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ngày 11/4 , Khai mạc diễn đàn Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Bích Hợp
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 11/4, Bộ Công Thương tổ chức “Diễn đàn Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” với sự tham gia của các Bộ, Ban, Ngành, các chuyên gia nước ngoài như UNDP Việt Nam, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản; Tập đoàn UPS Hoa Kỳ; Hiệp hội Cloud Computing Châu Á; và một số tập đoàn trong nước và quốc tế.

Chương trình Diễn đàn gồm các tham luận về kinh tế xã hội số và đối thoại bàn tròn với sự tham gia của các lãnh đạo thuộc Bộ, ngành. “Diễn đàn Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” sẽ đưa ra góc nhìn toàn cảnh về xu thế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với chiến lược phát triển của Việt Nam trong một số lĩnh vực như: sản xuất, thương mại, nông nghiệp và dịch vụ.
Cách mạng công nghiệp lần IV là một thuật ngữ được đưa ra bởi chính phủ Đức mô tả về một nền công nghiệp thông minh, với viễn cảnh tất cả các dây chuyền sản xuất đều được vi tính hóa và kết nối với nhau thông qua công nghệ Internet-of-Thing. Trong bối cảnh đó, nhu cầu thị trường về nhân lực CNTT sẽ tiếp tục nâng cao, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng nhân sự. Tại Việt Nam, số lượng nhân sự CNTT khá dồi dào, tuy nhiên nhân sự CNTT có chất lượng đủ đáp ứng được các yêu cầu trong thời đại mới lại chưa cao.
Việt Nam là một trong những nước có thị trường nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) năng động và đang có xu hướng tăng mạnh trên thế giới. Số tin tuyển dụng trong ngành CNTT đã tăng từ 6.792 trong năm 2013 lên tới 14.997 trong năm 2016 (theo thống kê của Navigos). Cũng theo báo cáo quý của Navigos Search, tính riêng trong năm 2016, ngành CNTT luôn nằm trong top 5 các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Nhu cầu tuyển dụng này được dự đoán sẽ thay đổi mạnh mẽ khi Việt Nam tiến vào kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp lần IV.