Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nghịch lý của đô thị hóa ở Jakarta

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hiệp hội các nhà máy nước Indonesia (Perpamsi) cảnh báo răng nước này khó có khả năng đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) trong việc cải thiện nguồn cung cấp nước sạch cho người dân và các tiện ích vệ sinh công cộng vào năm 2015.

KTĐT - Hiệp hội các nhà máy nước Indonesia (Perpamsi) cảnh báo răng nước này khó có khả năng đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) trong việc cải thiện nguồn cung cấp nước sạch cho người dân và các tiện ích vệ sinh công cộng vào năm 2015.

Indonesia đặt mục tiêu vào năm 2015, 80% cư dân thành thị và 60% người sống ở nông thôn được cung cấp nước sạch một cách bền vững. Hiện tại mới chỉ có 40% dân số đô thị và 30% dân số ở nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, phát biểu với báo giới mới đây, Chủ tịch Perpamsi Achmad Marju Kodri, cho biết từ nay tới năm 2015, Indonesia khó có thể đạt được mục tiêu thiên niên kỷ trong việc giảm thiểu số người chưa có điều kiện tiếp cận nguồn nước sạch do hàng loạt trở ngại, như công tác quản lý yếu kém, thói quen sử dụng nước lãng phí và cơ sở hạ tầng chưa phát triển kịp với nhu cầu. Ngoài ra, theo ông, vấn đề này còn phụ thuộc vào mức độ quan tâm và nguồn kinh phí của chính phủ.

Trên thực tế, tại hầu hết các thành phố ở Indonesia và ngay tại thủ đô Jakarta, đa số nhà tư, thậm chí nhiều nhà hàng, khách sạn không được cung cấp nước máy và phải dùng nước giếng khoan không qua hệ thống lọc do đó không đảm bảo vệ sinh, nhất là khi môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác nước ngầm bừa bãi cũng gây hậu quả khó lường như làm lún sụt các công trình xây dựng. Các nhà khoa học thậm chí đã cảnh báo rằng thủ đô Giacácta đang có nguy cơ "chìm dần" và một trong những nguyên nhân là do nạn khai thác nước ngầm.

Ngoài vấn đề thiếu nước sạch, rác thải cũng là một trong những vấn đề "đau đầu" đối với các nhà quản lý đô thị ở Indonesia. Tại thủ đô Jakarta, mỗi khi mùa mưa đến là chính quyền các cấp lại đối phó với nạn tắc dòng chảy ở 13 con sông trong thành phố do người dân thường xuyên đổ rác bừa bãi xuống sông. Người đứng đầu cơ quan vệ sinh môi trường thành phố, Eko Bharuna cho biết các con sông ở Jakarta đang bị thu hẹp và lòng sông ngày càng nông do mỗi ngày phải hứng chịu một khối lượng rác không nhỏ.  Thói xấu này đã diễn ra hàng thập kỷ nay. Nhiều trường hợp, người dân cố tình "dùng rác lấp sông"  tạo chỗ ở trên đó.

Eko Bharuna cho rằng công tác quản lý kém, cùng với sự thiếu thốn phương tiện chuyên dụng đã “khuyến khích” hành động xả rác bừa bãi. Để góp phần giải quyết tồn tại, mỗi phường cần có các điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt, tại đó người dân có thể đem rác đến gom trước khi xe chở rác của cơ quan quản lý môi trường đến thu dọn. Tuy nhiên, hầu hết các phường lại không có các điểm trung chuyển rác này. Hiện tại, cơ quan vệ sinh môi trường của thành phố Jakarta với trên 13 triệu dân, chỉ có 841 xe chở rác, trong đó 40% đã sử được sử dụng hơn 14 năm.

Nghịch lý của Jakarta và các đô thị ở Indonesia không phải chỉ riêng nước này, mà còn ở nhiều đô thị tại các nước đang phát triển.