Doanh nghiệp “khát” người
Với nền kinh tế bùng nổ trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát tương đối, Mỹ đã báo cáo tăng kỷ lục 9,3 triệu việc làm trong tháng 4/2021. Trong khi đó, Vương quốc Anh chứng kiến số lượng quảng cáo tuyển dụng việc làm tăng đột biến 45% vào giai đoạn từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 6 năm nay.Tuy nhiên, cũng trong tháng 4, Mỹ chứng kiến kỷ lục 4 triệu người bỏ việc, trong đó có 649.000 nhân công ngành bán lẻ. Một cuộc khảo sát gần đây của EY với hơn 16.200 lao động trên toàn cầu cho thấy, hơn một nửa sẽ xem xét bỏ công việc mà họ đang làm sau đại dịch nếu họ cảm thấy không linh động về địa điểm cũng như thời gian làm việc. Nhóm nghiên cứu IHS Markit báo cáo, các công ty trên khắp Liên minh châu Âu (EU) trong tình trạng thiếu nhân viên, khi hoạt động kinh doanh của khu vực đang phát triển với tốc độ nhanh nhất 15 năm qua. Andrew Hunter - đồng sáng lập của trang web tìm việc làm Adzuna, nói với CNN: "Rõ ràng đang có sự thiếu hụt người tìm việc. Công việc là có sẵn, nhưng không ai muốn nộp đơn".
Tại Mỹ, các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã đổ lỗi cho việc tăng cường trợ cấp thất nghiệp là nguyên nhân thúc đẩy vấn đề thiếu hụt lao động, trong khi các nhà kinh tế cánh tả đề xuất một giải pháp đơn giản: Trả lương cao hơn.Tại Anh, các nhóm vận động hành lang đang thúc giục Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson sửa đổi những quy tắc nhập cư hậu Brexit để người châu Âu có thể lấp đầy chỗ trống nhân công. Trong khi các nhà lãnh đạo của Singapore và Australia đang chịu áp lực nới lỏng các hạn chế đi lại bất chấp dịch bệnh, để lao động nhập cư có thể quay trở lại.Lao động đang ở đâu?Theo CNN, có nhiều lý do khiến các DN không thể tìm ra đủ lao động cần thiết sau mùa dịch, trong đó cơ bản là vấn đề di cư. Đại dịch đã gây ra một làn sóng dịch chuyển lớn, chứng kiến hàng triệu người rời bỏ các thành phố khi việc làm bị cắt giảm và các đặc quyền của cuộc sống đô thị bị hạn chế.Thành phố dỡ phong tỏa và nền kinh tế tái mở cửa, nhưng không phải tất cả mọi người đều trở lại. Nhiều sinh viên thường làm thuê theo giờ cho các khách sạn ở những thành phố lớn như New York hay London vẫn đang ở quê nhà khi chương trình học online cho phép.Bên cạnh đó, tốc độ không đồng đều trong việc nới lỏng các hạn chế cũng khuyến khích lao động chuyển đến nơi ở mới. CNN dẫn lời Sandra Warden, CEO của Dehoga - một đại diện cho lĩnh vực khách sạn của Đức - cho biết, ngành này đã mất lượng lớn lao động vào tay Áo hoặc Thụy Sĩ, nơi các nhà hàng đã mở cửa trở lại trước Đức từ lâu.Theo Nilim Baruah - một chuyên gia về di cư Đông Nam Á tại Tổ chức Lao động Quốc tế, những giới hạn khắt khe đối với việc di chuyển quốc tế cũng đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến những nước như Singapore - nơi lao động nhập cư chiếm khoảng 38% lực lượng lao động.Tháng trước, Bộ Lao động Singapore thừa nhận rằng chính quyền không thể tìm nguồn "thay thế thỏa đáng cho những người đã rời Singapore" vì các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Nhập cảnh từ Nam Á vào nước này đã bị tạm dừng hồi tháng 5 vừa qua.Các DN Australia cũng phàn nàn về tình trạng thiếu hụt nhân công, một phần là do các biện pháp kiểm soát biên giới khó khăn. Cục Thống kê Australia tuần trước cho biết, 27% DN nước này "đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên phù hợp"; 74% DN cho rằng thiếu người nộp đơn xin việc, trong đó 32% cho rằng nguyên nhân là do việc đóng cửa biên giới.Một số vấn đề lúc này được cho có thể chỉ là tạm thời. Những người lao động nhập cư phải đối mặt với cơ hội việc làm hạn chế tại quê nhà được cho sẽ quay trở lại các vùng đất "màu mỡ" như Singapore, một khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên và các hạn chế được giảm bớt. Điều tương tự cũng xảy ra đối với những công nhân có tay nghề cao hơn, những người có thể đang trì hoãn việc di chuyển.Nhưng ở một số nơi, tình trạng thiếu hụt nhân công có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Vào cuối năm 2019, có ít nhất 2,3 triệu công dân EU đang làm việc tại Anh, nhưng khi đại dịch xảy ra, nhiều người đã về nước. Và kể từ đó, Chính phủ London đã đưa ra các quy định mới về thị thực khiến những người lao động này khó nhập cảnh hơn.Hook - chủ một DN trại giống ở Anh, nói với CNN: "Kể từ Brexit, rất nhiều người đã trở về quê hương của họ và chúng tôi không có khả năng thu hút những người mới trở lại". DN của Hook vì vậy đã phải cắt giảm 10% sản lượng để phù hợp với năng lực của các nhà chế biến thịt.Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gần đây ước tính, các cơ hội đào tạo tại nơi làm việc giữa các nước thành viên giảm trung bình 18% trong thời gian ngừng hoạt động trên diện rộng. Hiệp hội Vận tải Đường bộ của Anh cho biết, ngành công nghiệp này đã mất 15.000 lái xe ở EU kể từ tháng Giêng, và phải hủy bỏ 30.000 bài kiểm tra lái xe vào năm ngoái do giãn cách xã hội.Những tác động lâu dàiKinh nghiệm từ đại dịch khiến mọi người đang xem xét lại công việc mình nên làm trong tương lai, và những điều kiện đi kèm, khiến sự phân bổ lao động giữa các ngành có thể thay đổi lớn và mang tính dài hạn.Chẳng hạn, theo bà Warden, nhiều nhân viên ngành khách sạn ở Đức đã chuyển sang các ngành nghề ít có nguy cơ phải đóng cửa trong tương lai, chẳng hạn các hãng bán lẻ và các trung tâm giao hàng - ngành nghề cần nhiều nhân công hơn nhờ sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến.Một cuộc khảo sát hồi tháng 1 với hơn 31.000 nhân viên toàn cầu do Microsoft ủy quyền cho thấy, hơn 40% đang cân nhắc bỏ việc trong năm nay, trong đó chủ yếu bắt đầu công việc kinh doanh riêng. Tại Mỹ, 2,5 triệu đơn đăng ký kinh doanh mới đã được nộp trong 5 tháng đầu năm 2021.Theo CNN, tốc độ quay trở lại làm việc của lao động và xu hướng công việc họ chọn khi trở lại sẽ quyết định cách mà quá trình phục hồi kinh tế diễn ra trên diện rộng. Bởi tình trạng thiếu hụt lao động có thể dẫn đến việc tăng lương - điều đã được ghi nhận vào năm 2020."Đó là thị trường mà những người tìm việc tạo ra. Các DN tư nhân đang cung cấp nhiều ưu đãi hơn, bao gồm tiền gia nhập công ty, tiền thưởng giới thiệu lao động... Họ cũng cho phép giờ làm việc linh hoạt hơn", Joe Doiron - Giám đốc phát triển nhân lực tại Văn phòng Cơ hội Lực lượng Lao động của New Hampshire (Mỹ) giải thích.Nhưng tăng tiền lương cũng là một nguyên nhân chính gây lạm phát - vốn đang được các ngân hàng trung ương trên thế giới theo dõi chặt chẽ trong bối cảnh hậu đại dịch. Nếu giá cả tăng quá nhanh, các nhà hoạch định chính sách sẽ buộc phải rút lại sự hỗ trợ kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng sớm hơn dự kiến. Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia Capital Economics dự đoán áp lực sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới. "Nó là vấn đề quan trọng và thực sự sẽ xác định cách thức hoạt động của nền kinh tế trong vòng 2 - 3 năm tới" - Paul Dales, nhà kinh tế trưởng của Anh tại Capital Economics nói.
Về mặt lý thuyết, lao động được tuyển dụng tại địa phương có thể lấp đầy một số vị trí mà lao động nhập cư đã bỏ lại. Nhưng việc đào tạo chắc chắn không thể diễn ra trong một sớm một chiều, đặc biệt là khi quá trình học tập còn bị gián đoạn bởi Covid-19. |