Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Người dân đã tham gia nhiều hơn vào chính quyền cơ sở

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau 4 năm thực hiện khảo sát trên hơn 61.000 người dân Việt Nam, chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2014 đã được công bố kết quả hôm nay (14/4).

Thực hiện khảo sát do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học (UBTƯMTTQ), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển & Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES). 

Chỉ số PAPI được đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân Việt Nam thông qua các hoạt động khảo sát trên 6 lĩnh vực: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; và cung ứng dịch vụ công. Chỉ trong năm 2014, chương trình PAPI đã thu thập hơn 13.500 ý kiến với khoảng 600 cuộc phỏng vấn được thực hiện. 
chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2014
Công bố chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2014.
Bà Pratibha Mehta - Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết PAPI chính là một “tấm gương” để chính quyền các cấp soi vào nhằm thực thi hiệu quả, giám sát và rà soát cải cách thủ tục hành chính cũng như các chương trình chống tham nhũng.

Chỉ số Tham gia của người dân ở cấp cơ sở giảm mạnh nhất trong tổng số 6 lĩnh vực trên phản ánh chất lượng huy động người dân tham gia vào đời sống chính trị và công cuộc phát triển ở địa phương có xu hướng suy yếu. 

Bà Mehta cũng hy vọng Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND sắp tới sẽ được chính quyền các tỉnh, TP áp dụng nhằm khuyến khích người dân tham gia đóng góp ý kiến vào việc lập và thực thi các chính sách công.

Việc công khai Thông tin về đất đai và đền bù thu hồi đất trở nên đáng chú ý sau khi luật Đất đai sửa đổi năm 2013 chính thức có hiệu lực vào giữa năm 2014. Tỷ lệ người dân cho biết hộ gia đình bị thu hồi đất có xu hướng giảm so với trước: Chỉ khoảng 5% số người được hỏi cho biết gia đình mình hoặc trong cộng đồng có bị thu hồi đất, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, trong khi ở đồng bằng sông Cửu Long giảm đi.

Có thể giải thích hiện tượng này là do Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 đã đặt ra những quy định chặt chẽ hơn, khiến cán bộ địa phương phải tuân thủ các quy định khi thực hiện thu hồi đất, và những yêu cầu đó đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, PAPI cho rằng vẫn còn khá sớm để nhận định liệu Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 đem lại kết quả ban đầu hay việc tạm dừng thu hồi đất cho các dự án tại các địa phương.

Mặc dù tỷ lệ hộ gia đình cho biết bị thu hồi đất có giảm, song nhiều hộ bị thu hồi đất vẫn chưa hài lòng về giá đền bù đất chính quyền địa phương đưa ra. 36% người dân được hỏi cho biết trong năm ngoái giá đền bù đất nhận được xấp xỉ giá thị trường.

PAPI nhận định Việt Nam cần tiếp tục các biện pháp ngăn ngừa tham nhũng. Mặc dù đã có những chỉ đạo từ cấp cao nhất, song kết quả khảo sát năm 2014 cho thấy vẫn tồn tại tình trạng tham nhũng.

Đặc biệt, số liệu năm nay tiết lộ 30% số phụ huynh được hỏi cho rằng phải bồi dưỡng thêm cho giáo viên để con em họ nhận được sự quan tâm..