GS.TS. Nguyễn Thị Lan (thứ 2 từ trái qua) - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng các đại biểu nữ tại Học viện. Ảnh: Trần Thảo |
Chuyên gia khống chế virus
Thời gian này, cụm từ “dịch tả lợn châu Phi” đang "nóng" trong dư luận, với hơn 31 triệu kết quả tìm kiếm về cụm từ này. Nhưng có lẽ, ít người biết, chính GS.TS Nguyễn Thị Lan cùng các nhà khoa học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phát hiện virus dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn nuôi ở một số tỉnh phía Bắc ngay đầu năm 2019.
Chị và các cộng sự đã giám sát, khống chế thành công virus dịch tả lợn châu Phi, tạo đột phá quan trọng trong nghiên cứu và chẩn đoán bệnh, nghiên cứu vaccine phòng dịch tả nguy hiểm này. “Học viện đang hướng tới việc tập hợp lực lượng các nhà khoa học của khoa Thú y hợp tác với các nhà khoa học quốc tế để nghiên cứu sâu về dịch tễ học, kít chẩn đoán nhanh và tìm hiểu về tính miễn dịch của virus gây bệnh dịch tả châu Phi và nhiều bệnh động vật khác nói chung” - GS.TS Nguyễn Thị Lan chia sẻ. Không chỉ vậy, nhiều công trình nghiên cứu hiệu quả gần đây của chị cũng được ứng dụng rộng trong đời sống. Đó là thành công trong nghiên cứu công nghệ chế tạo Kit chẩn đoán nhanh hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản hay còn gọi là bệnh tai xanh ở lợn (năm 2011). Đặc biệt, sản phẩm đệm lót sinh học đã giải quyết được vấn đề cấp bách về ô nhiễm môi trường chăn nuôi, giúp tăng thu nhập cho người chăn nuôi.Nghiên cứu khoa học, con đường chông gai“Điều tôi tâm đắc nhất chính là phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú y. Đây là địa chỉ tin cậy với bà con nông dân và các DN” - GS.TS Lan nói.Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, các nghiên cứu này phục vụ các DN hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi khi tạo ra được vaccine phòng bệnh, mở ra các hướng nghiên cứu mới với các bệnh truyền nhiễm trên động vật, tiến tới thanh toán dịch bệnh, giảm thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân.“Nghiên cứu khoa học là con đường vinh quang nhưng đầy chông gai, nếu không có đam mê thực sự sẽ khó lòng vượt qua được. Điều khó khăn nhất đối với phụ nữ làm khoa học và quản lý là làm sao để cân bằng trong cuộc sống, phân bổ thời gian hợp lý cho gia đình, công việc và các mối quan hệ khác” - GS Nguyễn Thị Lan chia sẻ.Ngoài việc giảng dạy, GS.TS Nguyễn Thị Lan còn tham gia định hướng chiến lược, định hướng nghiên cứu cho nhóm nghiên cứu mạnh về vaccine động vật. Thành lập nhiều nhóm nghiên cứu mạnh ở nhiều lĩnh vực khác với mong muốn tạo ra những sản phẩm hữu ích với xã hội, kết nối được với quốc tế.Với những cống của mình “nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Thị Lan (SN 1974) được phong hàm GS năm 2018, là nữ Giáo sư trẻ nhất ngành Thú y vinh dự nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2018.
Gần 30 năm qua, GS.TS Nguyễn Thị Lan đã làm chủ nhiệm và tham gia 22 đề tài khoa học cấp bộ, Nhà nước và quốc tế. Chị đã công bố hơn 100 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín. |