Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Người mắc chứng đãng trí đang... trẻ hóa

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hiện nay, chứng đãng trí không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà đang lây lan sang người trẻ và trở thành một vấn đề của xã hội hiện đại.

Bệnh "hiện đại" của người trẻ

Từ cơ quan về nhà ăn cơm trưa, chị Nguyễn Hà Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) lại quên đội mũ bảo hiểm. Khi cảnh sát giao thông tuýt còi dừng xe, chị mới nhớ ra chiếc túi xách đựng tư trang và cả chìa khóa nhà vẫn còn để ở ngăn tủ cá nhân tại cơ quan.
 
Chuyện đãng trí của Lan hôm ấy trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trong văn phòng. Đáng ngạc nhiên, nhiều phụ nữ mới chỉ trên dưới 30 tuổi, ai cũng có chuyện để góp. Có chị đi làm quên tắt điện hoặc quên khóa cửa nhà, có chị quên việc phải đón con ở lớp học tiếng Anh, có chị không chỉ quên lịch họp, mà còn không thể nhớ được tên đối tác dù người đó vừa tự giới thiệu mình trước đó mấy phút. Có người buổi tối đi ngủ quên dắt xe máy vào nhà. 
 
Người mắc chứng đãng trí đang... trẻ hóa - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, hầu hết những người phải đối mặt với chứng sa sút trí nhớ ở giai đoạn đầu đều rất chủ quan, không coi đó là một chứng bệnh nên chẳng bao giờ họ nghĩ tới chuyện phải gặp bác sĩ. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể hoàn toàn bị mất trí nhớ, mất khả năng vận động. BS Thanh Thủy, Trưởng Khoa Tâm lý, BV Nhi đồng I, TP Hồ Chí Minh, người đang nghiên cứu chuyên khoa về phục hồi trí nhớ và điều trị tâm lý cho biết: "90% những người phát hiện ra mình hay quên thường không đủ can đảm tìm thầy thuốc để tư vấn hoặc đi khám mong tìm ra gốc bệnh. Con số này dường như đang tỷ lệ thuận với số người buộc phải nhập viện để điều trị những bệnh như trầm cảm, hoang tưởng hàng ngày".

 
Tuyên chiến với bệnh hay quên

Theo y khoa, trí nhớ là một quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận, lưu giữ và nhớ lại thông tin khi cần thiết. Khi tế bào thần kinh vùng não bị tổn thương, lập tức trí nhớ gặp phải vấn đề. Gần đây, gốc tự do (free radical) đã được các nhà khoa học công nhận là tác nhân gây hại đặc biệt lên bộ não con người. Gốc tự do được sinh ra từ các chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài (như ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, khói thuốc lá...). Chúng đặc biệt "ưa thích" những tế bào chứa nhiều chất béo. Vì thế, với cấu trúc chứa hơn 60% thành phần là acid béo, não trở thành trung khu tấn công của gốc tự do. 

Theo PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục ATTP, người từ 25 tuổi trở lên, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não bị hủy diệt. Tế bào não có một đặc điểm là không sinh sản thêm nên mất đi tế bào nào là vĩnh viễn. Khi còn trẻ, hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể đủ sức kiểm soát gốc tự do. Tuy nhiên, sau tuổi 30, cơ thể bắt đầu yếu dần và gốc tự do sinh ra ngày càng nhiều hơn. PGS Trần Đáng cho biết thêm, trong thời đại công nghiệp hóa, con người phải đối phó với các thay đổi như: Làm việc trong phòng kín với máy vi tính, ít vận động thể lực, dùng thực phẩm công nghiệp, đối mặt với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Những thay đổi này càng làm gia tăng số người cũng như trẻ hóa người bị chứng đáng trí. "Do vậy, để phòng chống sự suy giảm trí nhớ, vấn đề cốt lõi là cần bổ sung các chất chống gốc tự do cho cơ thể. Chẳng hạn tinh chất của quả Blueberry có nguồn gốc từ Bắc Mỹ có thể bảo vệ, ngăn chặn sự thoái hóa và hư hại của tế bào não" - PGS Đáng nói. 
 
 

"Để phòng suy giảm trí nhớ, cũng phải thay đổi lối sống, biết dẹp bỏ các áp lực, tạo điều kiện nghỉ ngơi, thư giãn, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chăm tập thể dục thể thao. Đồng thời, khi có những dấu hiệu bệnh lý về trí nhớ, như thường xuyên quên các sự việc quan trọng, không nhớ được những từ ngữ căn bản khi nói chuyện, khó khăn khi tiếp nhận thông tin mới..., cần thiết đi khám để được kịp thời điều trị. “ - GS.TS Lê Đức HinhChủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam