Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nguy cơ nghèo đói do thoái hóa đất

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Bản báo cáo “Tình trạng nguồn tài nguyên đất và nước dành cho lương thực và nông nghiệp trên toàn thế giới” của Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp quốc (FAO) được công bố đúng vào ngày khai mạc một hội nghị về biến đổi khí hậu do Liên Hợp quốc tổ chức tại Durban, Nam Phi, ngày 27/11 vừa qua cho thấy, đến năm 2050, ngành nông nghiệp sẽ phải tăng sản lượng lương thực lên thêm kho

Con số này tương đương với khoảng 1 tỷ tấn lúa mì, gạo và các loại ngũ cốc khác cùng khoảng 200 triệu tấn thịt bò và các loại thịt khác. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết diện tích đất nông nghiệp đều đã được sử dụng với những phương thức canh tác kiểu thói quen dẫn tới việc xói mòn đất đai và lãng phí nguồn tài nguyên nước, và khiến cho sản lượng lương thực trên những diện tích đất này bị giảm dần. Điều đó có nghĩa là để đáp ứng nhu cầu về lương thực của thế giới trong tương lai, việc áp dụng rộng rãi các biện pháp "thâm canh bền vững" trong sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất canh tác hiện nay là rất cần thiết.

Tổng Giám đốc FAO, ông Jacques Diouf nói rằng, do diện tích đất bị chiếm dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học ngày càng nhiều, cùng với sự thay đổi khí hậu và các thói quen canh tác lạc hậu, khiến cho các hệ thống sản xuất lương thực quan trọng có nguy cơ không thể đáp ứng được nhu cầu lương thực của con người trên toàn cầu vào năm 2050.

Bản báo cáo cũng cho biết nguồn nước trên khắp thế giới đang ngày càng trở nên khan hiếm và bị nhiễm mặn, trong khi nguồn nước ngầm thì ngày càng bị ô nhiễm do chất thải nông nghiệp và các loại chất độc hại khác.

Để có thể đáp ứng được nhu cầu về nước của toàn thế giới vào năm 2050, FAO cho rằng cần phải có các hệ thống thủy lợi hiệu quả hơn bởi hầu hết các hệ thống thủy lợi hiện có đều hoạt động dưới công suất của chúng. Cơ quan này cũng kêu gọi cần phải có những phương thức canh tác mới như kết hợp các hệ thống tưới tiêu và nuôi cá để đáp ứng các nhu cầu, cũng như tăng tổng mức đầu tư vào việc phát triển nông nghiệp.

Ước tính số tiền cần thiết để việc đầu tư cho nông nghiệp tới năm 2050 khoảng 1.000 tỷ USD cho việc quản lý các hệ thống tưới tiêu tại các nước đang phát triển, và khoảng 160 tỷ USD dành cho việc bảo tồn đất đai và kiểm soát lũ lụt.