Chăm sóc hoa cúc tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm. |
Vì những lý do nêu trên, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) nhận định, diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân 2020 có nguy cơ gặp khó khăn về nguồn nước của 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là trên 7.400ha. Trong đó, tập trung tại 4 địa phương: Hà Nội (4.800ha), Bắc Ninh (550ha), Vĩnh Phúc (1.400ha), Phú Thọ (640ha), một phần nhỏ thuộc các địa phương khác trong lưu vực. Cụ thể tại Hà Nội, một loạt các huyện ngoại thành đứng trước nguy cơ gặp khó về nguồn nước. Diện tích thiếu nước dự kiến của các địa phương là: Mê Linh (1.255ha), Sóc Sơn (1.200ha), Đông Anh (597ha), Ba Vì (433ha), Thạch Thất (264ha), Thanh Oai (262ha)…
Trước nguy cơ thiếu nước gieo cấy lúa vụ Xuân 2020, các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ dự kiến chuyển đổi khoảng 5.400ha từ đất canh tác lúa truyền thống sang các loại cây trồng cạn. Trong đó, kế hoạch của Hà Nội là chuyển đổi 800ha đất lúa sang canh tác rau màu, cây ăn quả...
Mặc dù vậy, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho rằng, với tình hình hạn hán trong năm nay, các địa phương, nhất là Hà Nội cần rà soát và điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế. Theo đó, đối với Hà Nội, ông Cường khuyến nghị chuyển đổi hơn 3.600ha đất lúa, nhằm giảm áp lực về nguồn nước và nâng cao giá trị canh tác vụ Xuân 2020.
Về lâu dài, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, các địa phương khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ cần nghiên cứu, tổ chức lại sản xuất đối với từng vùng địa hình. Vùng trũng thì tập trung khai thác, phát triển nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng đồi gò, khó khăn hơn về nguồn nước thì chuyển đổi sang cây trồng cạn. Mục tiêu hướng tới là khai thác tối đa tiềm năng để vùng trũng hay vùng hạn cũng đều là lợi thế sản xuất nông nghiệp, không bị phụ thuộc vào nguồn nước.