Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhà chọc trời "hạ nhiệt" ở London

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Một số nhà đầu tư đang cân nhắc lại dự án của mình khi cơn sốt xây những cao ốc chọc trời đang dần hạ nhiệt.

KTĐT - Một số nhà đầu tư đang cân nhắc lại dự án của mình khi cơn sốt xây những cao ốc chọc trời đang dần hạ nhiệt.

Ông Ken Shuttleworth, đứng đầu nhóm nghiên cứu tại công ty triến trúc lừng danh Norman Foster, chính là người thiết kế tòa tháp bảy tuổi Gherkin (Tòa nhà Quả Dưa Chuột) đang sừng sững ở khu tài chính London. Giờ đây, chính ông cho rằng thời hoàng kim của cơn sốt đã đi qua và những cao ốc kiểu này không còn đem lại hiệu quả.

"Tiền là thứ điều khiển mọi thứ, nếu bạn có thể xây dựng thứ gì đó chỉ với nửa giá, thì bạn sẽ chính là người điều khiển", ông nói.

Tòa nhà Gherkin (Tòa nhà Quả Dưa Chuột) từng là biểu tượng cho nền kinh tế bùng nổ mạnh mẽ những năm 2000-2008, và đã đem lại cảm hứng cho Ken Livingstone, thị trưởng thành phố London, người đã đấu tranh bảo vệ cho các toà nhà tháp chọc trời. Tòa nhà tại số 30 đường Mary Axe này đã sử dụng số lượng thép có tổng chiều dài tương đương dài 22 dặm (35 km). Mặt ngoài của tòa tháp cao 180 mét này được làm từ 24.000 m2 kính, số lượng đủ để bao phủ 5 sân bóng đá, theo số liệu trên website của tòa nhà này.

Nhưng tới đây, kiến trúc sư Shuttleworth sẽ thiết kế một tòa nhà mới 700.000 foot vuông (65.000 mét vuông) tại khu Broadgate, gần ga Liverpool. Tòa nhà này cao 13 tầng và chỉ có hơn một phần ba số tường bên ngoài sẽ được bao bằng kính để giảm chi phí năng lượng.

"Người thuê văn phòng hiện mong muốn thuê những tòa nhà đơn giản và hiệu quả với mức giá thấp hơn so với những tòa cao ốc đắt đỏ. Thời kỳ của những chiếc hộp cao bằng kính đã qua rồi ông", Shuttleworth cho biết.

Các cao ốc nổi tiếng như Shard, Cheesegrater, Walkie Talkie hay tòa tháp 40 tầng Gherkin góp phần làm nên bộ mặt của London, nhưng giờ chúng biểu tượng của quá khứ chứ không phải là mối quan tâm cho hiện tại. Tất cả các tháp văn phòng London có kế hoạch mở cửa từ nay đến 2014 đều được nung nấu ý tưởng hoặc triển khai trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong khi đó, những nhà đầu tư hiện nay ngày càng có những kế hoạch ít tốn kém và ít tham vọng hơn.

Tháng trước, Tập đoàn Commercial Estates Group cho biết sẽ xem xét lại việc xây dựng tòa tháp 63 tầng gần khu trung tâm thương mại Canary Wharf – nơi có ba tòa nhà cao nhất nước Anh. Hồi tháng một, Hammerson Plc (HMSO), công ty bất động sản động sản hàng đầu châu Âu, hiện sở hữu bảy tháp văn phòng tại London, đã từ bỏ dự án xây dựng tòa tháp 32 tầng và đầu tư vào xây dựng tổ hợp văn phòng 15 tầng.

Ông Martin Jepson, Giám đốc điều hành Hammerson tại London nói: “Những tòa nhà cao tầng chỉ chứng tỏ một điều rằng nó rất đắt, do vậy chúng tôi trở lại với những tòa nhà thấp hơn.”

Tại London, những toàn nhà cao tầng có thể cho thuê với giá đắt hơn từ 50 đến 150 bảng một foot vuông (tương đương 18,5-55,3 triệu đồng mỗi mét vuông) so với những tòa nhà thấp hơn, bởi sự nổi tiếng và những hình dáng đặc biệt của chúng, ông Steve Watts, người đảm nhiệm kết cấu cao tầng tại công ty tư vấn xây dựng Davis Langdon thuộc tập đoàn công nghệ Aecom Technology (ACM) cho biết.

Để xây dựng một tòa cao ốc với diện tích 500.000 feet vuông (46.450 m2), người ta phải bỏ ra 150 triệu bảng Anh, gấp đôi so với xây dựng một tòa tháp thấp hơn với cùng diện tích.

Trong điều kiện kinh tế hiện nay khiến nhiều người thuê không chịu trả thêm 15-20% để thuê văn phòng, theo ông Mark Swetman, giám đốc dự án của Hines Interests LP. Công ty Hines, có văn phòng Texas, đang phát triển dự án tòa nhà Cannon Place cao 8 tầng, rộng 389.000 foot vuông (36.000 mét vuông) tại trung tâm London.

Ông Stuart Lipton, nhà sáng lập Chelsfield Partners LLP cho biết người ta đang cố gắng tìm ra những cách ít tốn kém hơn để xây dựng các tòa nhà cao tầng. Ông Lipton là người đã xây dựng hầu hết các toà nhà ở khu Broadgate của London vào vào những năm từ 1984 đến 1991, đang có ý định áp dụng những công nghệ của nước Mỹ để xây dựng những tòa nhà cao tầng đem lại nhiều lợi nhuận hơn.

Năm ngoái, ông Lipton đã đặt hàng với ông Steve Watts của tập đoàn Aecom thiết kế một tòa tháp 40 tầng đầu tiên chỉ tốn khoảng 125 bảng mỗi foot vuông, chỉ bằng một nửa so với chi phí trung bình thực tế. Watts cho biết ông đã cắt giảm khoảng 135-150 bảng bằng cách làm mọi thứ đơn giản hết sức có thể.

"Đây là một cơ hội mới chứ không phải là cái chấm hết của các tòa nhà cao tầng", ông Lipton nói. Những tòa tháp hiện đại nhất đem lại sự lôi cuốn của bầu trời, tuy nhiên với phương án kiến trúc có quy củ hơn và những bộ phân ở mức đạt tiêu chuẩn, người ta có thể có được những thiết kế lôi cuốn và hiệu quả với chi phí thấp hơn rất nhiều.

Năm 2008, nhu cầu thuê văn phòng tại London đã giảm mạnh khi nước Anh rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến thứ 2. Nhưng khi kinh tế phục hồi, nhu cầu thuê văn phòng gia tăng trở lại.

Sự hiếu hụt các văn phòng cho thuê đã khiến cho giá thuê tăng 16% trong 12 tháng vừa qua. Trong 2 năm tới, khách thuê văn phòng sẽ phải trả khoảng 65 bảng một foot vuông, thay vì mức 55 bảng hiện nay, theo báo cáo ngày 1/4 của công ty môi giới bất động sản Cassidy Turley ở London.