Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân tố bước ngoặt

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bản báo cáo đầu tiên về vụ rơi máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines được công bố vào ngày 9/9 được cho là sẽ vén màn bí mật của vụ tai nạn thảm khốc trên bầu trời miền Đông Ukraine, đã cướp đi sinh mạng của 298 hành khách và nhân viên phi hành đoàn. Tuy nhiên, kết quả của bản báo cáo lại gây ra một cuộc tranh cãi lớn giữa các bên có liên quan và rất có thể sẽ là một nhân tố mang tính bước ngoặt làm thay đổi diễn biến của cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Kinhtedothi - Bản báo cáo đầu tiên về vụ rơi máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines được công bố vào ngày 9/9 được cho là sẽ vén màn bí mật của vụ tai nạn thảm khốc trên bầu trời miền Đông Ukraine, đã cướp đi sinh mạng của 298 hành khách và nhân viên phi hành đoàn. Tuy nhiên, kết quả của bản báo cáo lại gây ra một cuộc tranh cãi lớn giữa các bên có liên quan và rất có thể sẽ là một nhân tố mang tính bước ngoặt làm thay đổi diễn biến của cuộc khủng hoảng tại Ukraine. 
Các mảnh vỡ tại hiện trường vụ máy bay MH17 rơi tại Ukraine.     Ảnh: The Guardian
Các mảnh vỡ tại hiện trường vụ máy bay MH17 rơi tại Ukraine. Ảnh: The Guardian
Theo bản báo cáo dày 34 trang được Ủy ban An toàn bay Hà Lan công bố, chiếc máy bay mang số hiệu MH17 vỡ tan trên không có thể là hệ quả của hư hại cấu trúc, do một số lượng lớn vật thể mang năng lượng lớn đã xâm nhập vào chiếc máy bay từ bên ngoài. Việc máy bay bị những vật thể có tốc độ cao va phải đã "giải thích sự chấm dứt của việc ghi tín hiệu hộp đen, sự mất liên lạc với trung tâm điều khiển không lưu và sự biến mất của máy bay trên màn hình radar". Đặc biệt, Ủy ban An toàn bay Hà Lan khẳng định, "không có dấu hiệu nào cho thấy máy bay gặp nạn do vấn đề kỹ thuật hay do hoạt động của phi hành đoàn" bởi máy bay "được điều khiển bởi một đội ngũ nhân viên tổ bay có chất lượng và giàu kinh nghiệm". 

Trước khi bản báo cáo được công bố, Phương Tây đã cáo buộc lực lượng ly khai ở Ukraine bắn hạ máy bay bằng tên lửa đất đối không do Nga cung cấp, trong khi Moscow cho rằng, quân đội Ukraine đã thực hiện hành vi này. Vì thế, mặc dù bản báo cáo của DSB không nêu rõ máy bay MH17 bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không, các thông tin mà bản báo cáo này đưa ra dường như cũng đã củng cố cho kết luận này. Theo ông Christopher Yates, một chuyên gia an toàn hàng không tại Công ty Tư vấn Yates, thông tin của bản báo cáo này hoàn toàn trùng khớp với kết luận rằng máy bay bị tên lửa bắn hạ bởi có những dấu vết của các vật thể đâm thủng vỏ máy bay. 

Tuy nhiên, việc không kết luận thủ phạm đã bắn rơi chiếc máy bay MH17 đã khiến đại diện Nga đặt câu hỏi về độ tin cậy của bản báo cáo. Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Hàng không Dân sự Nga Alfred Malinovsky, "rất khó để tin cậy báo cáo này do có khả năng những người sở hữu thông tin điều tra có sự khách quan cần thiết. Họ có những mục đích riêng và bị Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU) gây sức ép". Việc các nhà điều tra Hà Lan không thể tiếp cận được hiện trường vụ tai nạn do chiến sự bùng nổ tại khu vực Donetsk buộc các nhà điều tra cho biết bản báo cáo được dựa trên thông tin từ hộp đen máy bay, hình ảnh và video ghi lại từ hiện trường cũng như thông tin được cung cấp bởi cơ quan điều khiển không lưu Ukraine cũng khiến nhiều nước nghi ngờ độ trung thực của báo cáo. 

Hiện chưa rõ ai phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn thương tâm này nhưng chắc chắn sẽ tiếp tục gây nên một cuộc tranh cãi mới giữa các bên, nhất là khi phải một năm nữa mới có kết luận điều tra cuối cùng. Thậm chí, nhiều chuyên gia đã lo ngại về khả năng xảy ra một đợt trừng phạt mới nhằm vào Nga vì những ám chỉ trong báo cáo.q Chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 đã nổ tung trên bầu trời miền Đông Ukraine khi đang trên đường từ Amsterdam đến Kuala Lumpur hôm 17/7, cướp đi mạng sống của 298 người, trong đó có 193 công dân Hà Lan, 3 hành khách gốc Việt.