Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhanh chóng tổ chức lại ngành chăn nuôi

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 16/10, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức hội thảo "Tác động của TPP và hội nhập kinh tế đến ngành chăn nuôi Việt Nam".

Theo nhận định của các chuyên gia, ngành chăn nuôi có thời gian ít nhất 10 năm (kể từ năm 2015) để chuẩn bị trước khi mức thuế quan nhập khẩu về mức 0% theo cam kết trong TPP. 
Chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học tại huyện Sóc Sơn.
Chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học tại huyện Sóc Sơn.
Ông Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn còn thời gian để củng cố. Trước mắt, thói quen tiêu dùng sản phẩm từ thịt nóng, thịt tươi sang thịt lạnh, thịt đông lạnh cũng không thể thay đổi nhanh và rộng khắp. Sự thay đổi này nếu có cũng chỉ có ở một bộ phận thuộc các TP lớn, khu công nghiệp. 

Tuy nhiên, ngay từ bây giờ cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín, chú trọng đầu tư công đoạn giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm và khống chế tốt dịch bệnh. Nếu làm được điều này, có thể giảm giá thành chăn nuôi khoảng 25 - 30%, tăng khả năng cạnh tranh, góp phần hạn chế nhập khẩu và có cơ hội xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi lợi thế. 

Về giải pháp về giống, cần nhanh chóng củng cố và làm tốt khâu giống vật nuôi theo hệ thống 4 cấp, tập trung chọn tạo một số giống bản địa, chọn tạo một số bộ giống phục vụ phương thức chăn nuôi bán chăn thả, phù hợp với lợi thế từng vùng sinh thái. Trong đó khuyến khích nhập khẩu giống ông bà năng suất cao, phù hợp với chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn. Phấn đấu đến năm 2020, công tác giống vật nuôi góp phần nâng cao 15 - 20% năng suất vật nuôi và giúp giảm 8 - 10% giá thành.