Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhật Bản chi thêm 1 tỷ USD cho hệ thống phòng thủ tên lửa?

Tú Anh (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trước những bước tiến trong công nghệ vũ trang của CHDCND Triều Tiên gần đây, Nhật Bản liệu đã có chuẩn bị riêng?

Trong bối cảnh Triều Tiên đang tiến gần hơn tới nghiên cứu thành công một tên lửa tầm trung, 3 nguồn tin thân cận của Reuters khẳng định Tokyo sẽ bổ sung ngân sách quốc phòng thêm 1 tỷ USD nhằm nâng cấp hệ thống phòng vệ tên lửa đạn đạo.
 
Ngân sách bổ sung nhằm mua Hệ thống Lá chắn Tên lửa Tầm cao (THAAD) của Tập đoàn Lockheed Martin hoặc hệ thống Aegis Ashore có chức năng phòng thủ tên lửa đạn đạo phiên bản đất liền do hạm đội trên Biển Nhật Bản sở hữu.  
Ngân sách bổ sung cũng nhằm cải thiện hiệu quả và tầm xa của pin nhiên liệu tên lửa PAC-3 Patriot, theo nguồn tin mật của hãng tin.
Tuy nhiên, nguồn tin này cũng khẳng định việc triển khai THAAD hay hệ thống Aegis Ashore phải mất ít nhất vài năm. Việc tăng chi vào pin tên lửa Patriot cũng không ngắn hơn thời hạn trên bởi khả năng hạn chế của các công ty trong lĩnh vực này như  công ty công nghiệp nặng Mitsubishi và công ty Raytheon.
“Việc (tăng chi) này chỉ mang giá trị biểu tượng”, theo nguồn tin.
Trước đó, tờ Sankei cho biết, đượt bổ sung ngân sách quốc phòng thứ 3 tương đương  2,9 tỷ USD. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chưa tiết tiết lộ liệu các nhà làm luật có thông qua thêm một đợt tăng chi nữa trước khi giải ngân ngân sách nhà nước vào năm sau
Giới chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa đưa ra bình luận gì về việc này.
Thông tin trên xuất hiện sau khi Bình Nhưỡng đạt thêm tiến bộ trong nghiên cứu tên lửa, nhanh hơn so với dự kiến, khiến Tokyo “đứng ngồi không yên”, theo môt tướng quân đội Nhật Bản chia sẻ trước đó.
Những mâu thuẫn giữa Tokyo và Bình Nhưỡng đã bế tắc trong một cuộc chạy đua vũ trang kéo dài suốt hai thập kỷ, kể từ khi Triều Tiên phóng tên lửa bay qua Nhật Bản năm 1998.
Chỉ trong năm nay, Triều Tiên đã triển khai thử ít nhất 21 tên lửa đạn đạo và thực hiện 2 cuộc thử hạt nhân. Hôm 22/6, một tên lửa Musudan tầm trung đã đạt cao độ 1,000 km, vượt quá tầm chắn của tàu khu trục Aegis trên bờ biển Nhật Bản.
Kế hoạch của Tokyo trong năm sau là hoàn thành hệ thống cải tiến của tên lửa đánh chặn SM-3 do Mỹ và Nhật Bản cùng phát triển.