KTĐT - Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), động đất và sóng thần tại Nhật Bản ngày 11/3 vừa qua có thể gây thiệt hại lên tới 235 tỷ USD.
Nhật Bản sẽ dành 12 tỷ USD trong ngân sách tài khóa hiện nay và có thể một số tiền lớn hơn trong ngân sách tài khóa tới cho hoạt động tái thiết.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhật Bản giảm và hoạt động chế tạo ở nước này bị ngưng trệ trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến thương mại với các nước lân cận.
Giá chíp nhớ mà các công ty Hàn Quốc nhập từ Nhật Bản đã tăng 20% do hoạt động sản xuất bị gián đoạn, trong khi các nhà xuất khẩu ôtô Thái Lan có thể thiếu phụ tùng do Nhật Bản sản xuất trong tháng tới. Tình trạng này có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới, vì vùng Đông Bắc Nhật Bản, tâm chấn của trận động đất, là nơi tập trung các cảng, nhà máy sản xuất thép, nhà máy lọc dầu, nhà máy điện hạt nhân và các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và ôtô.
Trong một báo cáo công bố ngày 21/3, WB nhận định tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển ở Đông Á sẽ chậm lại trong năm nay, khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.
Trước khi xảy ra động đất tại Nhật Bản, WB dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước này sẽ đạt 8,2% năm 2011 và 7,9% năm 2012, so với 9,6% năm 2010, trong đó kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 9% trong năm nay, so với 10,3% năm ngoái.
WB cho rằng để kiềm chế lạm phát, bên cạnh việc tăng lãi suất, các nước cần rút dần các gói kích thích áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng./.
Nhật Bản sẽ dành 12 tỷ USD trong ngân sách tài khóa hiện nay và có thể một số tiền lớn hơn trong ngân sách tài khóa tới cho hoạt động tái thiết.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhật Bản giảm và hoạt động chế tạo ở nước này bị ngưng trệ trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến thương mại với các nước lân cận.
Giá chíp nhớ mà các công ty Hàn Quốc nhập từ Nhật Bản đã tăng 20% do hoạt động sản xuất bị gián đoạn, trong khi các nhà xuất khẩu ôtô Thái Lan có thể thiếu phụ tùng do Nhật Bản sản xuất trong tháng tới. Tình trạng này có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới, vì vùng Đông Bắc Nhật Bản, tâm chấn của trận động đất, là nơi tập trung các cảng, nhà máy sản xuất thép, nhà máy lọc dầu, nhà máy điện hạt nhân và các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và ôtô.
Trong một báo cáo công bố ngày 21/3, WB nhận định tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển ở Đông Á sẽ chậm lại trong năm nay, khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.
Trước khi xảy ra động đất tại Nhật Bản, WB dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước này sẽ đạt 8,2% năm 2011 và 7,9% năm 2012, so với 9,6% năm 2010, trong đó kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 9% trong năm nay, so với 10,3% năm ngoái.
WB cho rằng để kiềm chế lạm phát, bên cạnh việc tăng lãi suất, các nước cần rút dần các gói kích thích áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng./.