Người công nhân này tham gia vào quá trình khôi phục và dọn dẹp nhà máy sau khi xảy ra sự cố nhiên liệu hạt nhân nóng chảy vì thảm họa động đất và sóng thần vào tháng 3/2011. Anh được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Bộ Lao động cho biết sẽ bồi thường cho công nhân này sau khi các bác sĩ xác nhận tình trạng phơi nhiễm phóng xạ được cho là có liên quan đến việc mắc bệnh bạch cầu.
Dù biết nguy hiểm, nhiều công nhân vẫn bám trụ đến cùng để khắc phục sự cố của nhà máy điện hạt nhân.
|
Diễn biến này làm dấy lên quan ngại về tình trạng sức khỏe của hàng chục ngàn người sau khi Công ty Điện lực Tokyo, cơ quan chủ quản của nhà máy cho biết đã có hơn 44.000 người tham gia vào quá trình tháo dỡ nhà máy kể từ khi thảm họa xảy ra.
Một trong những anh hùng thầm lặng của "Fukushima 50".
|
Trong số này gồm cả hàng trăm công nhân, nhà thầu phụ, kỹ sư… đã bám trụ tại nhà máy để xử lý rò rỉ phóng xạ và được tôn vinh là những anh hùng “Fukushima 50”. Do không ai được phép ở trong nhà máy Fukushima số 1 quá 15 phút, nhóm người ở lại làm việc theo chế độ luân phiên để đảm bảo rằng luôn có 50 người cùng xuất hiện trong nhà máy nên khoảng 200 người ở lại để cứu nhà máy được gọi là nhóm “Fukushima 50”.
Dù biết, rò rỉ phóng xạ sẽ có những tác động vô cùng nguy hiểm và nghiêm trọng đến sức khỏe, dù biết ở lại nhà máy trong giờ phút đó đồng nghĩa với ký đơn vào án tử nhưng những anh hùng thầm lặng này vẫn bám trụ tại nhà máy để khắc phục sự cố. Vì vậy, dư luận Nhật Bản hiện rất muốn ngoài đền bù thỏa đáng cho những rủi ro về sức khỏe mà những công nhân này gặp phải, còn yêu cầu chính phủ có một sự tôn vinh chính thức với những anh hùng thầm lặng này.