Mang thai ở độ tuổi 20Khả năng sinh sản của phụ nữ tốt nhất là ở độ tuổi 20, đây là khoảng thời gian trứng có số lượng và chất lượng tốt nhất. Tại những đất nước có điều kiện tốt về y tế, nếu chưa muốn có con, phụ nữ có thể bảo quản trứng đông lạnh nếu điều kiện cho phép. Công nghệ bảo quản trứng đông lạnh này không thể đảm bảo chắc chắn việc có thai trong tương lai, tuy nhiên sẽ có lợi ích cao khi người bảo quản muốn có thai thì trứng luôn sẵn sàng. Và, khi bạn trong độ tuổi 20, trứng của bạn cũng sẽ có chất lượng cao nhất để bảo quản, "dành dụm" cho sau này.
|
Tư vấn về sức khỏe tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư. Ảnh: Nguyễn Ngọc |
Mang thai ở độ tuổi 30Khả năng sinh sản của phụ nữ bắt đầu giảm khi bước sang tuổi 30 và giảm đáng kể sau tuổi 35. Nguy cơ sảy thai và biến dị về kiểu gen cũng tăng lên sau tuổi 35. Phụ nữ có thể đối mặt với các biến chứng trong thai kỳ hoặc trong quá trình sinh nở. Bác sỹ luôn khuyến cáo tiến hành sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để phát hiện các rối loạn di truyền cũng như các bệnh lý cho cả mẹ và bé, nhất là khi mẹ bắt đầu bước qua tuổi 35.
Vì vậy, khi có ý định sinh con ở độ tuổi 35 trở đi, hãy kiểm tra sức khỏe và hỏi ý kiến bác sỹ trước mang thai. Trong quá trình mang thai, cần khám thai sớm và thường xuyên
Mang thai ở độ tuổi 40Khả năng mang thai ở độ tuổi 40 suy giảm đáng kể. Thực tế, theo Hiệp hội y học sinh sản Hoa Kỳ, phụ nữ bước sang độ tuổi 40 chỉ có 5% khả năng thụ thai trong mỗi chu kỳ hàng tháng. Mang thai ở độ tuổi này có thể gặp nhiều rủi ro, gây nguy hiểm cho thai kỳ. Cụ thể, các chứng bệnh như tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật phổ biến hơn trong những người thai phụ lớn tuổi. Nguy cơ những rối loạn về di truyền hay dị tật bẩm sinh cũng tăng cao hơn rất nhiều theo độ tuổi của người mẹ, đặc biệt là hội chứng Down. Theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh Down quốc gia Hoa Kỳ, một người phụ nữ 25 tuổi sẽ có 1/1.200 khả năng sinh con mắc hội chứng Down; ở tuổi 35, nguy cơ đó sẽ là 1/350; đến tuổi 40, nguy cơ là 1/100; và ở độ tuổi 49 tăng lên tới 1/10, nghĩa là trong 10 trẻ em sinh ra bởi những người mẹ khoảng 49 tuổi sẽ có 1 bé có khả năng mắc Hội chứng Down.
Phòng ngừa các nguy cơNếu người mẹ khỏe mạnh thì em bé sinh ra sẽ khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên đi khám sức khỏe sinh sản định kì. Nếu mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, cần được bác sỹ điều trị và tư vấn kỹ để kiểm soát tốt các tình trạng này khi bạn mang thai. Ngoài ra, đừng quên chăm sóc sức khỏe răng miệng bởi răng và lợi khỏe mạnh làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Trong quá trình mang thai, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng các thành phần dinh dưỡng. Ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Ăn nhiều trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt nạc, và các sản phẩm sữa ít chất béo. Ngoài ra, nên uống sữa và các thực phẩm giàu canxi khác mỗi ngày để giữ cho răng và xương khỏe mạnh cũng như đảm bảo cho sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, hãy ăn các loại thực phẩm bổ sung axit folic như rau xanh lá (cải, súp lơ…), đậu khô, gan, và một số loại trái cây có múi (cam, quýt, bưởi...)
Thêm nữa, luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và duy trì được cân nặng lí tưởng khi mang thai. Hãy đến bác sĩ tư vấn để tìm ra chương trình tập luyện phù hợp với phụ nữ mang thai.
Đối với nam giới, khả năng sinh sản sẽ kéo dài muộn hơn so với nữ giới, nam giới bước sang tuổi 60 hay 70 vẫn có khả năng có con, nhưng sẽ khá khó khăn. Tinh trùng ở nam giới lớn tuổi thường có nhiều bất thường về gen hơn ở nam giới trẻ tuổi và khả năng thụ thai cho trứng cũng sẽ giảm đáng kể. Vì vậy, lời khuyên cho cánh mày râu là hãy lựa chọn có con khi ở độ tuổi trẻ hơn. Trừ trường hợp đặc biệt, các quý ông nên có con khi chưa bước qua độ tuổi 50. |