Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Những khó khăn trong kinh doanh taxi được Tadi giải quyết thế nào?

Anh Thế
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - 6 tháng đầu năm 2022, hàng nghìn xe taxi đã ngừng hoạt động, nhiều xe đã phải bán, cắt lỗ do tình hình thị trường vô cùng khó khăn. Tình trạng này xảy ra cả với taxi truyền thống và taxi công nghệ. Thậm chí trên thị trường nhiều tài xế còn tắt app, dừng đón khách…

Về trực trạng trên, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Đỗ Khắc Hà, Giám đốc Công ty Viladata (doanh nghiệp phát triển hệ thống Tadi), hệ thống được đánh giá là có nhiều tính năng mới, đáp ứng được yêu cầu thị trường hiện tại với công nghệ bao gồm cả gọi taxi, vận tải và xe gắn máy.

Hiện tượng khủng hoảng đang diễn ra đối với thị trường taxi hiện nay, ông có chia sẻ gì về vấn đề này?

Ông Đỗ Khắc Hà: Có thể nói chính xác là khó khăn đang đè nặng tài xế taxi. Với taxi công nghệ, hiện các công ty taxi đang thu rất nhiều loại phí. Các loại phí này đều cộng cả vào giá cước, khiến cho giá cước tăng cao. Ví dụ, Grab thu phí nắng nóng, thời tiết xấu, mưa bão, ban đêm, chờ quá 5 phút, sử dụng nền tảng, nhiều điểm đến… Gojek còn thu phí gửi xe ban đêm… Cộng với giá xăng cao và tình trạng tăng giá ở mọi dịch vụ, vật tư hiện nay trong khi giá cước taxi không lên kịp. Người lái xe còn phải chịu rất nhiều thứ phí khác khiến cho họ hoạt động không có lãi. Đặc biệt đối với những người mới đầu tư xe từ vốn nay ngân hàng thì áp lực trả nợ còn lớn hơn. Và như chúng ta đã thấy, hàng vạn xe đã phải rời khỏi thị trường.

Những khó khăn trong kinh doanh taxi được Tadi giải quyết thế nào? - Ảnh 1

Tadi ra đời và phát triển hệ thống kết nối giữa hành khách và lái xe thông qua hình thức “đấu thầu”, vậy Tadi sẽ thu phí như thế nào và có những loại phí gì thưa ông?

Ông Đỗ Khắc Hà: Tadi là một sàn giao dịch, các lái xe ở các DN taxi đều có thể tham gia. Hành khách sẽ đăng hành trình di chuyển, tài xế báo giá, khách chọn giá, chọn xe, chọn lái xe mà mình ưng và khởi hành. Chúng tôi chỉ cung cấp môi trường giao dịch, không can thiệp vào giá, giá là thoả thuận và quyết định của hành khách và lái xe. Tadi chỉ thu phí của nhà vận chuyển, mức 5% giá trị chuyến đi(tiền cước), chứ không thu gì của khách đi xe. Nếu nhà vận chuyển muốn quảng bá thương hiệu, nhận nhiều đơn về và/hoặc báo giá tự động thì phải trả phí bản tin. Mức phí bản tin cũng rất thấp, chỉ từ 70 – 100đ/tin.

Có một thực tế là, sau giai đoạn taxi công nghệ làm mưa làm gió thì hiện nay nhiều hãng taxi truyền thống cũng ứng dụng công nghệ thông qua các app riêng của mình, ví dụ Mai linh, Vinasun… hành khách muốn đi xe, tải app, đặt xe… giá cước hiện được đánh giá là thấp hơn taxi công nghệ. Ông đánh giá như thế nào về việc các hãng taxi tự phát triển hệ thống công nghệ riêng của mình?

Ông Đỗ Khắc Hà: Các hãng taxi tự phát triển hệ thống công nghệ của riêng mình hiện có 2 cách, một là thuê một nhóm/một công ty phần mềm xây dựng ứng dụng mang tên mình rồi đưa lên store; Hai là tuyển một đội công nghệ về làm cơ hữu rồi cũng đưa lên store. Cách 1 thì mỗi khi cần nâng cấp hay xử lý sự cố sẽ rất bị động, không thể giải quyết nhanh thậm chí đổ vỡ nếu nhóm/công ty phần mềm đó đã giải thể. Cách 2 thì lương bổng cao nên khá tốn kém, chưa kể nhân sự không nhìn thấy tương lai nên cũng dễ đổ vỡ. Cả 2 cách đều bất cập và rất khó để quản trị việc này.

Những khó khăn trong kinh doanh taxi được Tadi giải quyết thế nào? - Ảnh 2

Việc mỗi hãng taxi một app riêng cũng khiến hành khách có khi phải cài rất nhiều app khác nhau, rất bất tiện. Chúng tôi đưa ra hình thức đấu thầu chính là để hành khách chỉ cần cài 1 app. Đấu thầu cũng cho phép các xe từ các công ty khách nhau có thể đưa ra mức giá khác nhau. Người đi xe lập tức biết ngay sự chênh lệch mà không cần phải mở từng app ra để so.

 Thực trạng và tương lai của việc mỗi hãng taxi vận hành một hệ thống công nghệ riêng của mình, ông có quan điểm gì về vấn đề này?

Ông Đỗ Khắc Hà: Có lẽ ta cần nhận diện hệ thống công nghệ taxi một chút. Có thể phân ra 2 thế hệ công nghệ cơ bản, đó là công nghệ đồng hồ(taximeter) và công nghệ app (ứng dụng). Taxi truyền thống khi sử dụng đồng hồ thì vẫn ổn vì khách chỉ cần vẫy hoặc gọi tổng đài, lên xe mới nói điểm đến cũng được. Nhưng khi hãng tự vận hành hệ thống công nghệ app mang tên mình thì lại không đủ nguồn lực tài chính đểphát triển nóng cả 2 đầu – khách và xe, thành ra khách gọi xe không được, thất vọng, xoá app. App lúc này chỉ để điều xe trong khi tổng đài vẫn phải duy trì, tốn kém hơn cả trước khi có app.

Thời đại toàn cầu hoá, khách đi xe đòi hỏi sự tiện dụng nên một nền tảng gọi xe có cơ sở để phát triển hơn là những ứng dụng có tính địa phương. Tương lai sẽ đặt dấu chấm hết cho những gì bảo thủ, lạc hậu. Cuộc chiến tiếp theo sẽ là của những mô hình kinh doanh đương đại và sắp xuất hiện.

Việc nộp thuế của lái xe taxi dùng Tadi diễn ra như thế nào? Tadi sẽ nộp thuế như thế nào vì hiện vấn đề thuế của các hãng xe công nghệ như: Grab, gojek hay Be… vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi?

Ông Đỗ Khắc Hà: Tadi là sàn giao dịch, cung cấp công cụ để kết nối cung - cầu vận chuyển sao cho Nhanh, Rẻ và Tin cậy. Tadi không kinh doanh vận tải. Chúng tôi chỉ nộp thuế trên phần phí thu được. Việc nộp thuế của lái xe taxi dùng Tadi là trách nhiệm của đơn vị chủ quản của họ với nhà nước, Tadi không quản lý việc này.

Những khó khăn trong kinh doanh taxi được Tadi giải quyết thế nào? - Ảnh 3

Nhiều người lo ngại rằng, khi các chủ phương tiện kinh doanh vận tải nằm trong sự kiểm soát của các hãng công nghệ thì sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ và bị các hãng công nghệ thao túng. Chủ phương tiện kinh doanh vận tải và hành khách sẽ là người chịu thiệt, ông nghĩ thế nào về đánh giá này?

Ông Đỗ Khắc Hà: Lo ngại này rất có cơ sở, vì thế mà chúng ta cần Luật cạnh tranh.

Ông có thể chia sẻ thêm về việc kiểm tra, kiểm soát, đào tạo lái xe sử dụng hệ thống Tadi cũng như các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ đang được Tadi thực hiện?

Ông Đỗ Khắc Hà: Tất cả các tài xế taxi tham gia Tadi đều đang được đơn vị chủ quản của họ kiểm soát nên trách nhiệm về chất lượng dịch vụ chủ yếu là do các đơn vị này. Tuy nhiên, khi tham gia Tadi, tài xế đều phải qua một lớp tập huấn về “Chuẩn mực phục vụ” để đảm bảo rằng chỉ có ai đáp ứng yêu cầu mới được lên sàn. Tôi tin rằng, không chỉ là trao quyền tự quyết về giá cho lái xe, cho hành khách, giảm xe rỗng chiều về… giải pháp “đấu thầu” của Tadi sẽ khiến những lái xe có thái độ phục tốt được nhiều khách lựa chọn hơn và đó cũng là điều mà chúng tôi mong đợi.

Xin cảm ơn ông!