Xuất khẩu tăng mạnh
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017 cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 không tăng mặc dù đã điều chỉnh giá dịch vụ y tế bước hai tại 14 tỉnh, TP.Sản xuất máy in tại Công ty TNHH Canon Việt |
Tăng trưởng các ngành kinh tế tiếp tục phục hồi, nhất là sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 7,4%, cao hơn 4,2% của quý I; 4 tháng đầu năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,1%. Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh (tăng 15,4%, nhất là nhóm hàng công nghiệp chế biến, nông sản). Vốn FDI đăng ký mới tính chung 4 tháng đầu năm là 10,95 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016; thu ngân sách Nhà nước tăng khá, đạt 32,7% dự toán, tăng 17,8% so với cùng kỳ; tín dụng tăng cao nhất trong 6 năm gần đây, đạt 4,86%, cùng kỳ chỉ 3%. Cả nước có gần 40.000 DN đăng ký mới trong 4 tháng đầu năm, tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung là 825.000 tỷ đồng.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm ước tăng 9,6% so với cùng kỳ; du lịch có bước khởi sắc, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, tổng lượng khách quốc tế 4 tháng ước đạt 4,3 triệu lượt khách, tăng 32% so với cùng kỳ; môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh và phát triển DN tiếp tục được cải thiện.Hứa hẹn môi trường vĩ mô ổn địnhNhận xét về bức tranh kinh tế 4 tháng đầu năm 2017, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của Việt Nam vẫn rất tốt, môi trường kinh doanh đã có nhiều cải thiện. Sự tăng trưởng mạnh trong ngành công nghiệp tiếp tục được duy trì. Xu hướng tăng trưởng ngành dịch vụ sẽ tiếp tục xu trong năm nay và 2018, với lượng khách du lịch tiếp tục gia tăng nhờ có chiến dịch quảng bá du lịch điện tử mà Chính phủ đã triển khai gần đây… Dù vậy, từ số liệu tổng hợp 4 tháng đầu năm có thể nhận định, năm 2017 sẽ là một năm “bất định” cho tăng trưởng. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, Việt Nam sẽ cần tăng năng lực cạnh tranh để chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài.TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhìn nhận, sau giai đoạn tăng giá liên tiếp từ đầu năm 2016, lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong quý I/2017, hứa hẹn một môi trường vĩ mô ổn định hơn trong năm 2017. Tuy nhiên, áp lực lên lạm phát trong nước vẫn còn rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu Quốc hội đặt ra. Lạm phát trong những tháng kế tiếp khó có thể hạ dưới 4% khi nhu cầu về tiêu dùng tăng trưởng trở lại, giá cả hàng hóa cơ bản trên thế giới tiếp tục hồi phục và các dịch vụ công vẫn còn cần điều chỉnh theo kế hoạch đặt ra. “Do vậy, chúng tôi cho rằng cơ quan điều hành vẫn phải theo sát diễn biến giá cả trong những quý tiếp theo. Việc điều chỉnh giá các dịch vụ y tế, giáo dục cần thực hiện theo đúng lộ trình đã đặt ra để ổn định mặt bằng giá chung trên thị trường” - ông Nguyễn Đức Thành chia sẻ.Trung ương sẽ ban hành nghị quyết mới về kinh tếTrong phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành T.Ư Đảng Khóa XII khai mạc ngày 5/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại Hội nghị này, T.Ư thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.Cũng trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, kế thừa, bổ sung phát triển Nghị quyết T.Ư 6 Khóa X, T.Ư sẽ ban hành một nghị quyết mới để lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tại phiên họp báo Chính phủ chiều 4/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, qua phân tích, đánh giá kết quả tháng 4 và 4 tháng đầu năm, các thành viên Chính phủ cho rằng nhiệm vụ của những tháng tiếp theo của năm 2017 là rất nặng nề, nhất là đối với mục tiêu tăng trưởng 6,7% và kiểm soát lạm phát 4%. Quý I tăng trưởng mới đạt 5,1%; trong 3 quý còn lại phải đạt được tăng trưởng trung bình khoảng 7,1%, phấn đấu quý II đạt 6,26%, quý III 7,29% và quý IV 7,49%.Chính phủ vẫn kiên định, nhất quán thực hiện mục tiêu tăng trưởng và lạm phát đề ra để bảo đảm các cân đối vĩ mô như ngân sách Nhà nước, nợ công, đầu tư, xuất nhập khẩu và việc làm, thu nhập, đời sống người dân. Đồng thời, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững những năm tiếp theo và đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 tăng trưởng 6,5 - 7%. Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy tại các nước ngoài khu vực, các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam, có thể tận dụng cơ hội để tăng cường hội nhập nội khối, thúc đẩy phát triển theo chiều sâu các sáng kiến hiện nay, giảm rào cản đối với sự dịch chuyển lao động, mở rộng giao thương hàng hóa và dịch vụ qua biên giới giữa các nước trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Chuyên gia kinh tế trưởng Worl Bank khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Sudhir Shetty Nông nghiệp đã luôn là một động lực quan trọng của tăng trưởng, giảm nghèo, an ninh lương thực và xuất khẩu kể từ khi Chính phủ bắt đầu cải cách lĩnh vực này vào cuối thập niên 1980. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng và năng suất lao động trong nước thấp, tăng trưởng của khu vực này đã chậm lại. Để chuyển đổi nông nghiệp, Việt Nam cần giải quyết một số thách thức cơ bản trong chính sách, bao gồm tạo điều kiện cho cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong các chuỗi cung ứng nông nghiệp, chế biến sau thu hoạch; Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ các mặt hàng nông sản, giúp mang lại giá trị gia tăng cao hơn; Thực hiện quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững; Tích hợp hiệu quả những cân nhắc liên quan đến biến đổi khí hậu vào trong quá trình ra quyết định. Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ |