Tỷ lệ nợ này chiếm khoảng 36,7% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trương Thiếu Xuân cho rằng, mức độ nợ chính phủ của nước này vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Trước đó, vào tháng 5 năm nay, cơ quan xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s Investors Service lần đầu tiên trong gần 3 thập niên đã hạ bậc tín nhiệm của Trung Quốc.
Đồng thời cảnh báo, những món nợ khổng lồ đang làm chậm tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Đây không phải là lần đầu tiên các thể chế tài chính báo động về mức độ nợ chính phủ của Trung Quốc. Vào năm ngoái Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã phải lên tiếng thúc giục Bắc Kinh “khẩn trương giải quyết” nợ nần.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng Trung Quốc cũng đã tích cực đưa ra nhiều biện pháp mới để siết chặt công tác quản lý nợ của chính quyền các địa phương như tăng cường giám sát các nền tảng tài chính địa phương, thiết lập cơ chế giám sát chéo giữa các bộ phận.Cũng theo ông Trương Thiếu Xuân, chính phủ Trung Quốc đã nâng cao mức độ công khai thông tin về các hoạt động huy động vốn của chính quyền địa phương và tiếp tục đẩy mạnh công tác truy cứu trách nhiệm đối với các cán bộ lãnh đạo về những hoạt động huy động vốn bất hợp pháp.