Khác với thông lệ hàng năm, giải Nobel Hòa bình năm nay không được trao cho cá nhân hay tổ chức mà được trao cho cuộc đối thoại dân tộc tại Tunisia. Sau khi phong trào "Mùa xuân Ả Rập" quét qua khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Tunisia đã phải trải qua cuộc "Cách mạng hoa nhài" năm 2011 khiến quốc gia này rơi vào giai đoạn khủng hoảng, bất ổn kéo dài. 4 tổ chức dân sự tại Tunisia là UGTT, UTICA, LTDH và Tunisian Order of Lawyers đã góp phần thực hiện thành công cuộc đối thoại dân tộc, giúp thiết lập lại sự ổn định tại quốc gia này.
Giống như thông lệ, mọi sự chú ý của dư luận quốc tế đều đổ dồn vào giải Nobel Hòa bình với các cuộc dự đoán, thăm dò và bình chọn trên nhiều phương tiện truyền thông. Thậm chí, các nhà cái lớn của châu Âu còn tổ chức đánh cược xem ai, tổ chức nào trong số 273 ứng viên sẽ được vinh danh vì “đóng góp nhiều nhất hay tốt nhất cho tình anh em giữa các dân tộc, cho sự xóa bỏ hay giảm thiểu quân đội thường trực và cho sự giữ gìn và tăng tình hữu nghị giữa các nước” (trích Di chúc của Alfred Nobel).
Những người phụ nữ từng vinh dự nhận giải Nobel Hòa bình. |
Cuộc đua đến danh hiệu này được đánh giá là sẽ diễn ra vô cùng kịch tính với sự tham gia của có 68 tổ chức, 205 cá nhân. Một số nhà quan sát cho rằng giải thưởng năm nay sẽ thuộc về những người hành động xoa dịu khủng hoảng di cư châu Âu, trong khi một số khác lại nghiêng về nỗ lực đàm phán giúp Iran và nhóm P5+1 đạt thỏa thuận hạt nhân - vấn đề gây tranh cãi trong suốt nhiều năm.
Ở tuổi 17, Malala Yousafzai là người trẻ tuổi nhất từng được nhận giải Nobel. |
Năm ngoái, giải Nobel Hòa bình đã thuộc về Malala Yousafzai người Pakistan, và Kailash Satyarthi người Ấn Độ, hai nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ và trẻ em.
Theo kế hoạch, mùa Nobel 2015 sẽ khép lại vào ngày 12/10 sau khi giải Nobel về Kinh tế được công bố.