Theo kết quả được công bố đã thuộc về 3 nhà khoa học Tomas Lindahl (Anh), Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (Mỹ) với công trình nghiên cứu về bộ công cụ sửa chữa DNA, giúp "sửa chữa" những DNA bị lỗi.
Phương pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh ung thư và nhiều bệnh lý liên quan đến gene khác.
Bộ công cụ sửa chữa DNA có vai trò quan trọng phát hiện và điều trị bệnh.
Ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học năm 2015.
Năm ngoái, 3 nhà khoa học Eric Betzig, Stefan W. Hell và William E. Moerner đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Hóa học với công trình phát triển kính hiển vi quang học thành kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải giúp nghiên cứu mô tế bào ở mức phân tử.
Ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học năm ngoái.
|
Với kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải, các nhà khoa học nhìn thấy đường đi của các phân tử đơn lẻ bên trong tế bào sống. Họ có thể thấy được cách mà các phân tử tạo ra các khớp thần kinh giữa những tế bào thần kinh bên trong não. Họ cũng có thể theo dõi được protein liên quan đến các bệnh, như Parkinson, Alzheimer và Huntington khi chúng kết hợp lại hay lần theo các protein đơn lẻ trong trứng thụ tinh. Trước đây, chưa bao giờ các nhà khoa học có thể nghiên cứu tế bào sống trong những chi tiết phân tử nhỏ bé nhất.
Đến nay đã có 4 nhà khoa học nữ trở thành chủ nhân của giải Nobel Hóa học danh giá, gồm Marie Curie, Irène Joliot-Curie, Dorothy Hodgkin, Ada Yonath.
4 nữ chủ nhân của giải Nobel Hóa học.
|
Nhà khoa học Frederick Sanger là người duy nhất đã 2 lần được trao tặng giải Nobel Hóa học. Lần thứ nhất vào năm 1958, lần thứ 2 vào năm 1980.
Ở tuổi 97, Paul Boyer và Jens Skou là nhà khoa học nhận giải Nobel Hóa học lớn tuổi nhất còn sống. Hai nhà khoa học này nhận giải năm 1997.
Theo kế hoạch, giải Nobel Văn học sẽ được công bố vào ngày mai (8/10), giải Nobel Hòa bình (9/10) và giải Nobel Kinh tế (12/10) sẽ kết thúc mùa giải Nobel 2015.