Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ông Donald Trump và con đường đối ngoại “kiểu mới”

Tú Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ông Donald Trump có thể sẽ tạo ra con đường đối ngoại “kiểu mới” cho nước Mỹ bằng cách xem xét những mối quan hệ quốc tế dưới góc độ tài chính.

 
 
CEO của nước Mỹ?
Theo Giáo sư Gregor Mathias, thuộc đại học Sorbone, Paris những quy tắc kinh doanh chính là nền tảng cho chính sách đối ngoại của Tổng thống đắc cử Mỹ trong thời gian tới. Ông Trump sẽ tiến hành các cuộc đàm phán quốc tế dựa trên các nguyên tắc hoạt động doanh nghiệp như nắm bắt cơ hội, thương lượng một cách chi tiết, từ chối bất kỳ nhượng bộ nào và tranh luận với tất cả đối tác.
Tổng thống đắc cử Mỹ đã khẳng định, muốn đàm phán lại mọi hiệp định thương mại tự do đã ký kết với các đối tác như Trung Quốc và Mexico để bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ hoặc ủng hộ việc đưa hoạt động chế tạo công nghiệp về lại nước này.Với phong cách “mạnh tay” này, những đồng minh và đối tác thương mại của Mỹ có nguy cơ phải nhượng bộ để có thể tiếp tục được hưởng lợi từ mối quan hệ với Mỹ. Một số nước khác có thể tính đến việc tìm kiếm một lựa chọn thay thế cho nước Mỹ bằng cách thắt chặt mối quan hệ của họ với các đối tác tại châu Âu, Nam Mỹ hay châu Á.
Đảo lộn trật tự thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống trong khi Mỹ đang đối diện nhiều thách thức liên quan tới tới đồng minh và ảnh hưởng trong khu vực. Nga đang thử thách lòng kiên nhẫn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Trung Quốc tìm mọi cách mở rộng tầm ảnh hưởng tương xứng với tham vọng kinh tế. Mối đoàn kết giữa các nước châu Âu trong khi đó liên tục lung lay. Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sinh sôi mạnh mẽ. Tình trạng biến đổi khí hậu khiến băng tan ở Bắc Cực, làm lộ ra lục địa mới có thể chứng kiến cuộc tranh giành giữa các cường quốc.
Tuy nhiên, tiêu chí “Nước Mỹ đầu tiên” của ông khiến các đồng minh không khỏi lo ngại. Về NATO, Tổng thống đắc cử Mỹ muốn xác định lại kỹ càng những nhiệm vụ của nước này trong khối. Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump từng đề xuất khối này nên hoạt động theo hình thức một chương trình bảo hiểm, theo đó Mỹ đóng vai trò như doanh nghiệp và các đồng minh trên tư cách khách hàng, nếu không chi trả hợp lý sẽ không được “hưởng” sự bảo hộ từ Mỹ. Ông cũng mong muốn những nhiệm vụ mà Mỹ thực hiện sẽ phục vụ lợi ích của nước này, không phải để bảo vệ châu Âu chống lại một kẻ thù giả định ở hướng Đông. Phong cách “có đi có lại” này nhằm bảo vệ lợi ích tuyệt đối của Mỹ, giống như CEO bảo vệ lợi nhuận của doanh nghiệp họ sở hữu. Theo đuổi những chính sách này, ông Trump chắc chắn sẽ thay đổi thế cân bằng của trật tự thế giới, mặt khác lại mở ra cơ hội xuất hiện những lựa chọn thay thế Washington trong giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế, hay phát triển kinh tế toàn cầu giảm phụ thuộc vào Mỹ và các định chế tài chính do Mỹ kiểm soát.
Tron diễn biến liên quan, bước đi đầu tiên của ông Trump gây ngạc nhiên là đề cử cựu đối thủ Mitt Romney giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Nếu đảm nhiệm vị trí này, ông Romney sẽ là nhân vật ôn hòa trong bộ máy cứng rắn mà Trump đã chọn cho 3 vị trí bộ trưởng tư pháp, cố vấn an ninh quốc gia và giám đốc CIA. Động thái này được xem như cách t phú Trump giảng hòa với các chính trị gia chính yếu của đảng Cộng hòa vốn giữ quan điểm xung đột với ông trong giai đoạn tranh cử.
Cẩm Anh