Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phải chế tài trách nhiệm người cung cấp số liệu cho thống kê

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 4/11, thảo luận những điểm còn nhiều ý kiến khác nhau trong Dự án Luật Thống kê (sửa đổi), nhiều đại biểu (ĐB) đặt vấn đề cần có quy định chặt chẽ để hệ thống số liệu thống kê đảm bảo tính chính xác, phản ánh đúng thực trạng kinh tế, xã hội.

Bởi nhiều năm qua, cơ quan thống kê công bố nhiều số liệu nhưng người dân vẫn băn khoăn ví dụ như số liệu GDP, số lượng DN, lao động có việc làm...
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
Phát biểu với tư cách ĐB Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh (đoàn Lai Châu) thẳng thắn đề nghị bỏ hẳn một số chỉ tiêu “không điều hành thực chất được”, như chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI). “Kinh tế Việt Nam đã hội nhập rất sâu, giá cả trên thế giới thay đổi thì CPI của chúng ta cũng phải thay đổi theo đúng quy luật” - ĐB nhấn mạnh. Quanh vấn đề các ĐB đặt ra về tính xác thực của các con số thống kê, Bộ trưởng đồng ý là “Phải chế tài trách nhiệm người cung cấp số liệu cho cán bộ thống kê. Các ĐB đều biết là rất nhiều người có rất nhiều nhà nhưng chả kê khai gì. Đầu vào không chính xác thì đừng nói đến số liệu chính xác”. Bộ trưởng cũng thông tin, trong số 185 chỉ tiêu thống kê thì Bộ KH&ĐT chỉ công bố 70 - 80 thôi, còn lại là các bộ, ngành tự thống kê. Nếu nói rằng để các bộ, ngành chuyên môn công bố sẽ khách quan hơn thì ông không đồng ý. Bởi người làm ra bảng "thành tích" ấy thường không khách quan, bởi muốn con số đẹp, vì vậy mới cần thống kê độc lập để có con số chính xác.

Cùng ngày, Dự án Luật Đấu giá tài sản cũng được trình Quốc hội, nhiều ý kiến trong Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là cơ quan thẩm tra đề nghị cần đưa vào Luật một số quy định mang tính nguyên tắc điều chỉnh việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.