Mục tiêu của Kế hoạch là xây dựng phát triển hệ thống, mạng lưới trường, lớp mầm non theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện công bằng trong giáo dục mầm non.
Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ hướng tới đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non trong khu vực, phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, tiền đề hình thành nhân cách phẩm chất năng lực công dân toàn cầu, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học phổ thông. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, hướng tới đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo vào năm 2025.Cụ thể, mục tiêu đến năm 2020, huy động trẻ mầm non trong độ tuổi đi học, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tiếp cận giáo dục mầm non các nước trong khu vực và quốc tế, trong đó: Huy động ít nhất 50% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 100% trẻ em độ tuổi mẫu giáo (Tỷ lệ huy động công lập 70%, ngoài công lập 30%), trong đó, hầu hết trẻ mẫu giáo 5 tuổi đi học, tiếp tục duy trì chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.100% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 3%, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì; ít nhất 10% trẻ đạt tiêu chuẩn phát triển; 60% trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.Xây dựng, quy hoạch mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và tiếp cận hội nhập quốc tế, trong đó, phấn đấu xây dựng 65%-70% trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia; Đẩy mạnh kiên cố hóa, hiện đại hóa trường lớp phấn đấu đến năm 2020 xóa xong phòng học tạm, nhờ, phòng cấp 4 xuống cấp. Đảm bảo 100% các trường, nhóm lớp có công trình vệ sinh và nước sạch đạt chuẩn; Mỗi quận, huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 trường mầm non chất lượng cao ở nơi có điều kiện kinh tế phát triển.Về xây dựng phát triển đội ngũ, phấn đấu 80% giáo viên, 100% cán bộ quản lý có trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp, ít nhất 95% đạt khá; Nâng cấp Trường Trung cấp Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo Hà Nội thành Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ, mẫu giáo Hà Nội để đáp ứng chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 80% giáo viên mầm non có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.Kế hoạch đề ra một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu sau: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, trong đó, chú trọng tuyên truyền việc làm tốt, những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các cơ sở giáo dục mầm non và địa phương đi đầu trong đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó, đảm bảo thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo. Tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên nòng cốt, tiêu biểu tham quan, học tập các điển hình tiên tiến trong nước và quốc tế.Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non, trong đó, ứng dụng CNTT, cải cách hành chính trong quản lý, chỉ đạo điều hành ở các cơ sở giáo dục mầm non theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông, trên cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ công tác quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.Xây dựng mô hình trường học hiện đại và đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo hướng hội nhập quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa trong giáo dục mầm non và tăng cường hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, tăng cường nguồn lực tài chính đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường mầm non theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.