Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phòng bệnh tiêu chảy cho bé

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo một nghiên cứu kéo dài 14 năm của Mỹ, trẻ nhỏ bị tiêu chảy tái diễn sẽ kém phát triển trí tuệ khi trưởng thành, nguyên nhân có thể là do cơ thể của trẻ bị bệnh không hấp thu được một số chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trí não.

 Tiêu chảy là một căn bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, trong đó tỷ lệ phát bệnh ở trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ 50%. Thời điểm bệnh bùng phát cao nhất là mùa hè và mùa thu. 
 
Triệu chứng của bệnh

Căn bệnh tiêu chảy có triệu chứng nôn, tiêu chảy là chính. Trẻ bị nặng còn bị mất nước, rối loạn chất điện giải và bị chứng trúng độc toàn thân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Điều chỉnh việc ăn uống của trẻ bị tiêu chảy như thế nào?

Sau khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống và hạn chế ăn uống giúp cho việc khôi phục lại chức năng đường ruột, dạ dày nhanh hơn.

Khi trẻ bị tiêu chảy, tốt nhất là bù nước cho trẻ bằng Oresol ngay từ lần đầu tiêu chảy. Cứ sau mỗi lần trẻ đi ngoài lại cho trẻ uống từ 50 - 100ml (đối với trẻ dưới 2 tuổi) và từ 100 - 200ml (đối với trẻ trên 2 tuổi).
 
Phòng bệnh tiêu chảy cho bé - Ảnh 1

Lúc mới bị bệnh có thể cho trẻ nhịn từ 6 - 8 tiếng đồng hồ. Sau khi nhịn 6-8 tiếng, không nên cho trẻ ăn bình thường mà nên cho trẻ ăn dần dần ít một và điều chỉnh theo khả năng tiêu hóa của đường ruột. Khi trẻ ăn lại bình thường nếu trẻ vẫn bú sữa mẹ nên rút ngắn thời gian bú mỗi lần. Bú xong vắt bỏ hết sữa còn lại trong vú (vì lượng sữa còn lại đặc, nhiều chất béo, khó tiêu hóa).

Những trẻ bị tiêu chảy nặng có thể chỉ tăng 1 - 2 lần bú sữa và thay bằng nước gạo rang để dễ tiêu hóa.

Lưu ý các biện pháp trên chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn. Khi trẻ hết tiêu chảy, cần cho ăn uống trở lại bình thường để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Những trẻ nuôi bằng sữa ngoài có thể cho uống nước cháo trước, sau đó hòa loãng nước cháo với sữa bò.

 Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy thường xuất phát từ những lý do sau đây

Viêm nhiễm trong đường ruột

Tục ngữ có câu "Bệnh vào từ miệng", đối với trẻ sơ sinh nuôi bằng sữa ngoài, nếu việc sát trùng bình sữa và núm vú không kỹ hoặc sữa cho trẻ bú không được sạch sẽ, trẻ rất dễ bị nhiễm vi trùng hoặc virus gây nên tiêu chảy.

Viêm nhiễm ngoài đường ruột

Các khí quản khác bị viêm nhiễm cũng dẫn đến tiêu chảy, thường thấy các bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, viêm hệ thống tiết niệu, viêm da và bệnh truyền nhiễm cấp tính khác. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: phát sốt và chịu ảnh hưởng độc tố của các sinh vật gây bệnh có thể làm rối loạn chức năng tiêu hóa, gây nên bệnh tiêu chảy.

 Việc nuôi dưỡng trẻ không hợp lý

Nuôi dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy. Phần lớn hay xảy ra ở các trường hợp nuôi con bằng sữa ngoài. Tất cả các yếu tố như: cho trẻ ăn quá no, quá ít, ăn không theo thời gian quy định nào, thành phần thức ăn không thích hợp, cho trẻ ăn bột, ăn cơm hoặc ăn các chất béo quá sớm và đột nhiên thay đổi chủng loại tính chất thức ăn không phù hợp, hay đột ngột cắt sữa đều dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa mà gây ra tiêu chảy.

Ảnh hưởng của khí hậu

Khí hậu nóng mồ hôi ra nhiều, men tiêu hóa và lượng axit trong dạ dày bị suy giảm cũng làm ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn của trẻ. Khí hậu chuyển lạnh nhưng lại không giữ ấm cho phần bụng và xương cụt sẽ làm cho sức nhu động của đường ruột tăng lên đều có khẳ năng gây nên bệnh tiêu chảy.

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy gây mất nước và một số chất điện giải như: natri, kali ... nên sau tiêu chảy, trẻ thường bị suy dinh dưỡng. Trong quá tình chăm sóc, cha mẹ cần tránh mắc phải một số sai lầm sau:

- Không nên cho trẻ uống các loại súp công nghiệp cũng như các loại nước hoa quả, nước giải khát quá ngọt vì chúng sẽ gây hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu.

- Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, không được bắt con nhịn quá mức mà ngược lại, phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.

- Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì các bệnh về nhiễm trùng, trong đó có tiêu chảy rất dễ xảy ra, tạo thành vòng luẩn quẩn "tiêu chảy - suy dinh dưỡng - tiêu chảy". Vì vậy, cha mẹ nên thiết lập chế độ ăn phù hợp để bù lại thể trạng suy dinh dưỡng do tiêu chảy, ước lượng các chất dinh dưỡng đã mất để kịp thời bổ sung.

- Nếu trẻ quá mệt không bú được, tốt nhất hãy vắt sữa ra cốc sau đó đút cho con uống. Đồng thời mẹ cũng không nên kiêng dầu, mỡ quá lâu. Vì mỡ sẽ làm tăng hấp thụ vitamin A, D, E, K, đặc biệt vitamin A làm tăng sức đề kháng của niêm mạc đường ruột tiêu hóa, giúp tiêu chảy ở trẻ khỏi nhanh hơn.

- Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ ăn các loại thức ăn mà chúng hay ăn hoặc thích ăn. Tuy nhiên loại thực phẩm tốt nhất được Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo là cháo hoặc bột nấu với khoai tây, cà rốt, thịt ...

- Nếu trẻ bị tiêu chảy kèm theo các biểu hiện như: mất nước, mắt hõm sâu, tiểu tiện ít, không muốn ăn, nôn nhiều lần, ... tốt nhất nên đưa đến viện để khám và điều trị kịp thời.