Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh, Chi cục Thú y Hà Nội đã tăng cường hỗ trợ người chăn nuôi các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơHà Nội có tổng đàn GSGC luôn đứng ở tốp đầu cả nước với đàn trâu bò là 164.200 con, đàn lợn trên 1,6 triệu con, gia cầm 29 triệu con, đàn chó mèo 412.751 con. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 55% giá trị GDP trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư vẫn chiếm cao (chiếm khoảng 60%). Thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng trực tiếp và gây bất lợi đến tình hình chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, quản lý dịch bệnh GSGC trên địa bàn TP. Đặc biệt, thời điểm giao mùa và thời tiết nắng nóng mùa Hè nguy cơ bùng phát dịch bệnh đàn trên đàn GSGC rất cao như: Bệnh tai xanh, lở mồm long móng, cúm, Gumboro, tiêu chảy, bệnh dại ở chó, mèo...
|
Diễn tập phòng, chống bệnh cúm A/H7N9 tại huyện Thường Tín. Ảnh: Phương Nga |
Tại nhiều địa phương, tình trạng mua bán, giết mổ GSGC không đảm bảo vệ sinh thú y vẫn còn diễn ra khó phổ biến, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh. Một bộ phận người chăn nuôi còn có thói quen khi GSGC bị dịch bệnh thường vứt xác ra sông, mương, máng... nên mầm bệnh luôn tiềm ẩn, có thể bùng phát thành dịch, lây lan ra diện rộng. Đáng chú ý là tỷ lệ các cơ sở giết mổ GSGC thủ công trên địa bàn TP vẫn rất cao. Ngoài ra, trung bình mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng 800 - 900 tấn thịt GSGC, trong đó TP chỉ đáp ứng được trên 60%, số còn lại là từ các tỉnh, TP khác trong cả nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, yêu cầu đối với công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ ngày càng tăng.
Đến nay, 13/18 huyện, thị xã đã lấy các loại vaccine do TP hỗ trợ để tiêm phòng đại trà sớm cho đàn GSGC. Kết quả, đã tổ chức tiêm phòng vaccine lở mồm long móng cho đàn trâu, bò với số lượt 33.465 con, tiêm vaccine phòng bệnh cho 4.615.888 con gia cầm, 3.982 con chó mèo và 637.129 con lợn. diễn tập phòng chống bệnh cúm A/H7N9 tại Thường Tín. |
Chủ động tiêm phòng cho vật nuôiÔng Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết: Mặc dù từ đầu năm tới nay, trên địa bàn TP chưa có phát sinh dịch bệnh trên GSGC lớn, song người chăn nuôi vẫn không thể chủ quan. Biện pháp trước mắt hiện nay là tiêm phòng triệt để, góp phần phòng chống dịch bệnh cho đàn GSGC. Thời gian qua, Chi cục Thú y Hà Nội đã tập trung chỉ đạo công tác tiêm phòng các loại dịch bệnh nguy hiểm và thường xuyên tổ chức tiêu độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi. Chi cục cũng chỉ đạo các đơn vị phân công cán bộ bám sát cơ sở, giám sát chặt chẽ biến động đàn, tình hình dịch bệnh, đặc biệt việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật để kiểm soát, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.
Bên cạnh đó, Chi cục cũng tiếp tục củng cố và tăng cường các hoạt động của các trạm kiểm dịch động vật, các chốt kiểm dịch động vật liên ngành nhằm kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển gia cầm vào TP. Từ đầu năm tới, nay lực lượng chức năng đã kiểm tra l56.850 lượt phương tiện vận chuyển GSGC; số GSGC, sản phẩm động vật được kiểm tra, phúc kiểm là 2.854.630 con. Tổ chức hướng dẫn, triển khai, kiểm tra công tác quản lý tinh miễn phí tại các huyện, thị xã. Kết quả đã nghiệm thu 476.415 liều tinh đạt 99,1% kế hoạch. Bên cạnh đó, Chi cục cũng chú trọng tăng cường quản lý giống, các cơ sở chăn nuôi, quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
“Song song với các biện pháp trên, người chăn nuôi nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ban đầu, áp dụng các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết để chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh GSGC” - ông Sơn cho hay.