Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quan tâm đến quyền lợi, sinh kế

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII, Quốc hội sẽ xem xét để thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này, về các chính sách thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, phải tiếp tục điều chỉnh để Luật sát thực tiễn hơn, quan tâm hơn đến quyền lợi, sinh kế của người dân.

Minh bạch thông tin dự án, giá thị trường

Theo các chuyên gia, khi xây dựng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), việc lấy ý kiến của người dân vô cùng quan trọng, nhất là trong việc định giá và thu hồi đất và đưa vào luật ý kiến của người dân. Khi xây dựng dự án, để người dân đồng thuận, phải minh bạch thông tin dự án, miễn là dự án không vì lợi ích riêng của ai. "Nếu người dân có phần đất trong dự án quy hoạch, đóng góp vào quá trình phát triển của khu đô thị đó, tôi tin người dân sẽ đồng thuận" - GS.TSKH Đặng Hùng Võ khẳng định.

 
Nhà đầu tư muốn có đất, phải bồi thường cả về thu nhập, sinh kế cho người mất đất. Ảnh: Đức San
Nhà đầu tư muốn có đất, phải bồi thường cả về thu nhập, sinh kế cho người mất đất. Ảnh: Đức San

Liên quan đến "giá thị trường", TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, ở các nước, việc định giá đất phục vụ nhiều mục đích khác nhau và có hàng chục loại giá đất khác nhau. Trong khi, ở Việt Nam dường như chỉ có một "giá thị trường", và điều bất cập là liên quan đến định giá đất lại đưa vào giá thị trường. 

Theo GS Đặng Hùng Võ, ở nhiều nước, người ta quy định giá thị trường là giá trung bình của giá đất giao dịch trên thị trường trong khoảng  1 - 3 năm trước. "Tôi cho rằng, Việt Nam nên chuyển sang cách hiểu thực tiễn như các nước. Đó là giá trung bình trên thị trường trong một thời gian nhất định" - GS Đặng Hùng Võ chia sẻ. 

Các chuyên gia cũng thừa nhận, điều khó khăn ở Việt Nam chính là chưa có những chứng cứ cụ thể về giá thị trường, vì hợp đồng chuyển nhượng luôn được ghi theo giá thấp hơn hoặc ngang bằng giá do Nhà nước quy định với hy vọng giảm được mức thuế phải nộp. Chính vì vậy, cơ quan quản lý và người dân khó thống nhất với nhau về giá thị trường. Để việc định giá đất được thuận lợi, chúng ta phải có biện pháp để người tham gia giao dịch đất đai luôn ghi giá thị trường thực trên hợp đồng.

Phải bồi thường cả sinh kế

Nhiều ý kiến cho rằng, người dân không được biết thông tin trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngay trên mảnh đất họ đang sử dụng. Nguyện vọng của người dân là được tham gia vào quá trình lập và quyết định quy hoạch, vì đây là vấn đề sinh kế lâu dài. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của nông dân hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là tư liệu sản xuất phi nông nghiệp. Vì vậy, nhà đầu tư muốn có đất, ngoài việc bồi thường giá trị như một tài sản còn phải bồi thường về thu nhập, sinh kế cho người mất đất. "Nếu nhà đầu tư lấy đất chỉ trả người mất đất một khoản hỗ trợ trong thời gian nhất định, đó là phó mặc việc tìm sinh kế mới cho người mất đất. Vì thế, nhà đầu tư phải bàn bạc với người mất đất về việc tìm sinh kế mới cho họ" - ông Nguyễn Đức Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn nhận định.
 
"Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thực hiện dự án, sau khi thu hồi đất, họ không quan tâm đến sinh kế của bà con, khiến người dân gặp khó khăn sau khi tái định cư. Vì vậy, Luật cần quy định, yêu cầu nhà đầu tư đảm bảo đưa ra phương án để người dân có sinh kế mới có thể đảm bảo cuộc sống, ít nhất là bằng cuộc sống trước khi tái định cư". - Ông Phạm Quang Tú - Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển